Quốc hội Mỹ đã sẵn sàng trao cho chính quyền dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden một khuôn khổ mới để chống lại một Trung Quốc.

Quốc hội Mỹ chuẩn bị dự luật cho Bộ quốc phòng đối phó Trung Quốc

Anh Tú | 07/12/2020, 11:56

Quốc hội Mỹ đã sẵn sàng trao cho chính quyền dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden một khuôn khổ mới để chống lại một Trung Quốc.

Theo Washington Post, đây là một khuôn khổ nhằm điều phối tốt hơn trong cách bộ máy an ninh quốc gia Mỹ đối đầu với Bắc Kinh và đảm bảo rằng quốc hội có các công cụ để bám sát xem liệu cách tiếp cận có thành công hay không.

Dự luật quốc phòng hằng năm, dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu bắt đầu từ ngày mai 8.12, sẽ thiết lập một chương trình nhằm củng cố thế trận của Mỹ và đồng minh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và đặc biệt là bổ sung các tàu ngầm tấn công mà Lầu Năm Góc cho là rất cần thiết để đối chọi hải quân Trung Quốc.

Nếu được thông qua, dự luật quốc phòng về Trung Quốc cũng mở đường thiết lập bộ máy an ninh mạng mới để điều phối các hoạt động trong toàn hệ thống chính quyền và hoạch định giúp Bộ Quốc phòng bớt phụ thuộc vào các thiết bị sản xuất từ Trung Quốc, từ vi điện tử đến mặt nạ.

Dự luật được đưa ra trong bối cảnh Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe vừa lên tiếng cảnh báo trên CBS News về những nỗ lực vận động hành lang “công khai và bí mật” chưa từng có của Bắc Kinh “để đảm bảo rằng chỉ những luật có lợi cho Trung Quốc mới được thông qua”. Do vậy, dự luật được coi là phép thử cho ý chí của cơ quan lập pháp nước Mỹ.

Dù vậy, các chuyên gia mô tả các điều khoản của dự luật quốc phòng về Trung Quốc chỉ là “những bước đầu tiên tích cực” chứ không phải là một cuộc đại tu đáng kể. Họ nhấn mạnh rằng các biện pháp này dù sao cũng chỉ là một tín hiệu quan trọng cho thấy Quốc hội kỳ vọng chính quyền sắp tới sẽ tạo ra một thách thức đáng tin cậy đối với Trung Quốc - và các nhà lập pháp sẽ quan sát kỹ.

Bonnie Glaser, người phụ trách các vấn đề về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết:“Quốc hội đang gửi một tín hiệu rõ ràng mà dự luật ở đây chính là thông điệp gửi tới chính quyền Biden được gói gọn trong một cụm từ: “hãy tiến lên”.

Điểm cốt lõi để đối phó Trung Quốc trong dự luật quốc phòng là Sáng kiến ​​răn đe Thái Bình Dương mới, nhằm thiết lập một cách tiếp cận toàn khu vực để đối phó Trung Quốc trong khu vực ảnh hưởng trực tiếp của Bắc Kinh. Có thể coi nó là bản sao từ Sáng kiến ​​Răn đe châu Âu, được khởi động vào năm 2014 nhằm tăng cường sự hiện diện của lực lượng Mỹ để giúp bảo vệ các đồng minh NATO chống lại nguy cơ từ Nga.

Sáng kiến ​​mới được hưởng tài trợ 2,2 tỉ USD trong năm đầu tiên - một phần nhỏ so với tổng số 740,5 tỉ USD của dự luật - và nhìn chung được tính nhằm nâng cao thế trận phòng thủ, khả năng và liên minh của Mỹ trong khu vực. Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương sẽ mở rộng nguồn ngân sách tài trợ trong những năm tới. Các nhà lập pháp dự kiến kinh phí cho chương trình sẽ tăng hơn gấp đôi trong năm tài chính 2022. Nhưng người của Ủy ban quốc phòng Quốc hội Mỹ thừa nhận rằng cách thức triển khai sáng kiến ​​sẽ phụ thuộc vào chính sách của Biden.

Các tướng lĩnh và chuyên gia quân sự đều ghi nhận rằng đối phó Trung Quốc sẽ là một trong những thách thức sớm nhất và quan trọng nhất đối với chính quyền Biden, vì sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thách thức Mỹ về mặt quân sự, kinh tế và công nghệ. Dự luật quốc phòng cố gắng cụ thể hóa điều đó bằng các điều khoản không chỉ giúp quân đội Mỹ thêm nguồn lực để chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh, mà còn tìm cách làm giảm nguồn lực của Trung Quốc như: nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế việc Trung Quốc tiếp cận nguồn lực từ Ngân hàng Thế giới. Thậm chí trong các biện pháp tổng thể, Mỹ cần thể hiện lập trường bảo vệ dân chủ ở Hồng Kông bằng cách ngăn xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến quốc phòng.

Michael O'Hanlon, một chuyên gia quốc phòng kiêm giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại Viện Brookings cho biết: “Trung Quốc đã trở thành một siêu cường và do đó, Biden không còn lựa chọn nào khác ngoài việc định hình một suy nghĩ mới trước mối thách thức”. Ông lưu ý rằng dự luật mở cho Bộ trưởng Quốc phòng nhiều phương án và giúp chính quyền Biden có nhiều nấc thang để lập biểu đồ phản ứng với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, đối với Quốc hội, các sáng kiến ​​mới không chỉ thể hiện lập trường của nước Mỹ trong việc đối phó Trung Quốc, mà còn phản ánh mong muốn của các nhà lập pháp là được trao nhiều quyền kiểm soát hơn trong việc phối hợp với chính quyền đối phó với Bắc Kinh.

Dự luật quy định Bộ trưởng Quốc phòng phải thông báo cho Quốc hội biết chính xác những nguồn lực mà Lầu Năm Góc sẽ cần để đạt được các mục tiêu của sáng kiến răn đe và theo dõi các báo cáo tình hình theo định kỳ. Dự luật cũng yêu cầu Lầu Năm Góc phải thông báo cho Quốc hội trước ít nhất 90 ngày trước khi cố gắng giảm mức quân số của Mỹ ở Hàn Quốc xuống dưới 28.500.

Việc tuân thủ các quy định dự kiến trong dự luật sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc tranh luận trên Đồi Capitol, nơi có sự quan tâm của lưỡng đảng đối với các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, mà còn là hoạch định luôn các quỹ quốc phòng được phân bổ trong tương lai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội Mỹ chuẩn bị dự luật cho Bộ quốc phòng đối phó Trung Quốc