Ngày 26 tháng 11 năm 20013, quốc hội Việt Nam lần đầu tiên thảo luận trong phiên toàn thể về hôn nhân và cuộc sống chung giữa hai người cùng giới tính.

Quốc hội Việt Nam người lắc người gật với hôn nhân cùng giới

Một Thế Giới | 28/11/2013, 12:18

Ngày 26 tháng 11 năm 20013, quốc hội Việt Nam lần đầu tiên thảo luận trong phiên toàn thể về hôn nhân và cuộc sống chung giữa hai người cùng giới tính.

Cũng giống như xã hội Việt Nam, có những quan điểm khác nhau giữa các đại biểu quốc hội về chủ đề này. Một số đại biểu quốc hội vẫn chống hôn nhân cùng giới, vì cho đó là trái với quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình, trái với thuần phong mỹ tục. Một số đại biểu thì đề nghị hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, vì cho đó là điều đúng nên làm. Ví dụ đại biểu Thích Thanh Quyết chia sẻ: “Tôi thấy họ [người đồng tính] là những người vô tội, vì cơ địa trời đất sinh ra họ là như thế chứ họ không muốn thế, họ luôn than phiền gia đình không hiểu, xã hội chưa hiểu, chỉ còn trông chờ vào Quốc hội. Tôi đề nghị Quốc hội nên công nhận [hôn nhân cùng giới] vì nó phù hợp với hiện tại và thể hiện tính nhân văn quảng đại, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này, đồng thời có cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các hậu quả”.
Quoc hoi Viet Nam nguoi lac nguoi gat voi hon nhan cung gioi
Tuy nhiên, đa số các đại biểu quốc hội tán thành với đề xuất của Ban soạn thảo, đó là bỏ điều cấm hôn nhân cùng giới, thay vào đó là điều “không thừa nhận” và bổ sung các điều khoản để giải quyết hậu quả pháp lý của việc sống chung, như tài sản và con cái. Ví dụ, đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Tuyết cho rằng vấn đề chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới tính đang là vấn đề thực tế ở Việt Nam. Cộng đồng người đồng tính dưới nhiều hình thức khác nhau cũng đã thể hiện mong muốn được Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền được sống theo xu hướng tính dục. Như vậy, theo đại biểu, cách xử lý vấn đề này như dự kiến trong dự án Luật trình Quốc hội là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Quy định như dự thảo Luật cũng phù hợp với kinh nghiệm về tiến trình giải quyết vấn đề hôn nhân đồng tính mà nhiều nước trên thế giới đã trải qua. 
Trong cộng đồng LGBT đang có những ý kiến khác nhau về kết quả này. Một bộ phận đánh giá việc không cho phép các cặp đôi cùng giới đăng ký kết hôn (equal marriage), hoặc đăng ký kết hợp dân sự (civil union) là thất bại của Việt Nam. Họ cho rằng việc thừa nhận đồng tính là tự nhiên, không can thiệp vào sống chung và chấp nhận giải quyết các hậu quả pháp lý vẫn thể hiện sự phân biệt đối xử, coi đồng tính là công dân hạng hai và tạo môi trường để định kiến xã hội tồn tại. Việc không cấp giấy chứng nhận cho hai người cùng giới sống chung đã tước đoạt tính biểu tượng của sự cam kết, chia sẻ và gắn bó giữa hai người yêu nhau. 
Quoc hoi Viet Nam nguoi lac nguoi gat voi hon nhan cung gioi
Nhóm còn lại cho rằng, đây là một bước tiến dài, là bước đi hợp lý tiến tới mục tiêu bình đẳng. Nhiều người khẳng định cuộc sống riêng tư của các cặp đôi cùng giới không bị can thiệp, và các nhu cầu pháp lý về tài sản và con cái được đảm bảo là điều quan trọng nhất. Họ còn cho rẳng, việc không (được) đăng ký nhưng các hậu quả pháp lý của việc sống chung vẫn được giải quyết còn tốt hơn việc đăng ký thì mời được thừa nhận. Trên thực tế, những người này cho rằng đại đa số các cặp đôi cùng giới sẽ chưa đăng ký ngay vì các lý do khác nhau. Như vậy, nếu phải đăng ký mới được thừa nhận và bảo vệ chưa chắc đã là một điều hay, ít nhất trong thời gian hiện tại. 
Theo kế hoạch, ban soạn thảo sẽ tiếp tục chỉnh sửa và trình vào phiên họp tiếp theo vào tháng 5 năm 2014 để thông qua. Tuy chưa biết kết quả cuối cùng như thế nào, nhưng đây là một bước tiến dài từ việc cấm hôn nhân cùng giới, coi hôn nhân cùng giới là sai trái, chuyển sang việc thừa nhận đồng tính là tự nhiên, nhà nước không được can thiệp vào cuộc sống chung, và đặc biệt là cân nhắc hợp pháp hóa quan hệ cùng giới. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á thảo luận chủ đề này một cách chính thức ở quốc hội, và Việt Nam có quyền tự hào vì điều đó. 
Quoc hoi Viet Nam nguoi lac nguoi gat voi hon nhan cung gioi
Cuối cùng, cộng đồng LGBT Việt Nam đã tạo ra những thay đổi ngoạn mục trong một thời gian ngắn. Họ vẫn còn sáu tháng nữa đề tiếp tục vận động xã hội, Ban soạn thảo và đại biểu quốc hội. Kinh nghiệm cho thấy, càng thảo luận số người ủng hộ càng tăng và cộng đồng LGBT nên tin vào câu “mọi thứ đều có thể”, và không ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra với tốc độ thay đổi ấn tượng trong vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính ở Việt Nam! 

Theo dienngon.vn - Ảnh ICS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội Việt Nam người lắc người gật với hôn nhân cùng giới