Sau thương vụ thoái vốn Nhà nước tại Sabeco và Vinamilk, năm 2018, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thoái vốn thêm hàng loạt doanh nghiệp khác, dự kiến thu về lượng vốn lớn.

Quý 1/2018 thoái vốn tại 3 DN thuộc PVN, dự kiến thu 100.000 tỉ đồng

tuyetnhung | 03/01/2018, 17:30

Sau thương vụ thoái vốn Nhà nước tại Sabeco và Vinamilk, năm 2018, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thoái vốn thêm hàng loạt doanh nghiệp khác, dự kiến thu về lượng vốn lớn.

Bộ Tài chính cho biết, trong quý 1/2018 sẽ thoái vốn nhà nước tại 3 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bao gồm: Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) để thu về khoảng 100.000 tỉ đồng. Ngoài ra, danh mục thoái vốn doanh nghiệp nhà nước năm 2018 cũng bao gồm: Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Bia rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), các doanh nghiệp trong danh mục quản lý của SCIC...

Trong quý 1/2018, Nhà nước sẽ thoái vốn tại 45 doanh nghiệp, trong đó Bộ Công Thương sẽ thoái vốn tại 3 doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải 1 doanh nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 2 doanh nghiệp, Bộ Tài nguyên Môi trường 2 doanh nghiệp, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 1 doanh nghiệp, Bộ Y tế 1 doanh nghiệp, Bộ Xây dựng 8 doanh nghiệp. Ngoài ra còn có hàng chục doanh nghiệp thuộc các tỉnh thành khác.

Số tiền thu từ các đợt thoái vốn nhà nước sở hữu tại các doanh nghiệp sẽ được chuyển vào một quỹ do Bộ Tài chính quản lý mở tại Kho bạc Nhà nước, sử dụng theo Nghị quyết của Quốc hội chi đầu tư phát triển, đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết năm 2018, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn chiếm tương ứng hơn 50% và 44,6% của cả giai đoạn 2017 - 2020. Vì thế, có thể coi năm 2018 là năm bản lề trong quá trình tái thiếtdoanh nghiệp nhà nước. Những đơn vị nằm trong danh sách cổ phần hóa, thoái vốn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017 bắt buộc phải thực hiện trong năm 2018, nên áp lực cổ phần hóa, thoái vốn năm 2018 là rất lớn.

Theo ông Tiến, yếu tố góp phần quan trọng cũng như quyết định đến tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn là thị trường chứng khoán. Năm 2017, thị trường chứng khoán thuận lợi khi chỉ số VN-Index vượt mức 970 điểm, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

"Điều kiện thuận lợi trên đã khiến nhà đầu tư nước ngoài tham gia rất tích cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với giá trị mua ròng 41.000 tỉ đồng, gấp 6 lần năm 2016. Năm 2018, thị trường chứng khoán sẽ tiếp nối đà bứt phá của năm 2017, cộng với cơ chế, chính sách đã được hoàn thiện, tôi tin rằng, năm 2018, sẽ giải quyết hết số doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn nằm trong danh sách phải thực hiện năm 2018 và doanh nghiệp chưa hoàn thành năm 2017 chuyển sang. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhắc lại, nếu trong trường hợp khách quan bất khả khángmà không hoàn thành kế hoạchthì có thể chuyển sang năm 2019 và 2020, miễn là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người đại diện vốn nhà nhà nước tại doanh nghiệp quyết tâm và thực sự vào cuộc", ông Tiến cho hay.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quý 1/2018 thoái vốn tại 3 DN thuộc PVN, dự kiến thu 100.000 tỉ đồng