Quy chế quản lý tài chính mới cũng nêu rõ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính.

Quy chế mới: EVN phải tự chịu trách nhiệm về vốn vay đã cam kết

Anh Thư | 14/02/2017, 11:38

Quy chế quản lý tài chính mới cũng nêu rõ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính.

TTXVNđưa tinChính phủ vừa ra Nghị định số 10/2017/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý tài chính của EVN.

Nghị định quy định vốn củaEVNbao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tạiEVN, vốn doEVNtự huy động và các loại vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

EVNđược quyền chủ động sử dụng số vốn Nhà nước đầu tư, các loại vốn khác, các quỹ doEVNquản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh củaEVNtheo quy định; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo theo đúng quy định cho chủ sở hữu - Bộ Tài chính về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc trường hợp sai phạm khác để thực hiện giám sát theo quy định.

EVNđược quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu vốn củaEVNvà tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ màEVNđã cam kết.

Việc huy động vốn củaEVNphải đảm bảo hệ số nợ phải trả (bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con củaEVN) trên vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm củaEVNtại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn không vượt quá 3 lần.

Hình thức huy động vốn củaEVNgồm: Phát hành trái phiếu doanh nghiệp; vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định nêu rõEVNkhông được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính.

EVNđược quyền sử dụng vốn củamìnhđể đầu tư ra ngoàiEVNthuộc các ngành nghề kinh doanh được quy định trong Điều lệ tổ chức hoạt động củaEVN.

Việc đầu tư vốn ra ngoàiEVNphải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm thay đổi mục tiêu hoạt động củaEVN.

EVNkhông được nhận đầu tư, góp vốn từ các công ty con củaEVN(doanh nghiệp cấp II), từ các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III).

Về đầu tư ra nước ngoài, Nghị định yêu cầu việc sử dụng vốn, tài sản củaEVNđể đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan, TTXVN cho biết tổi 13.2.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy chế mới: EVN phải tự chịu trách nhiệm về vốn vay đã cam kết