Theo thông tin từ Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH-CN), từ ngày 5.9.2019, Thông tư số 45/2019/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) do Bộ Tài chính ban hành chính thức có hiệu lực.

Quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án 844 chính thức có hiệu lực

Thu Anh | 27/09/2019, 16:15

Theo thông tin từ Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH-CN), từ ngày 5.9.2019, Thông tư số 45/2019/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) do Bộ Tài chính ban hành chính thức có hiệu lực.

Theo đó, có 3 đặc điểm mà startup và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong hệ sinh thái cần lưu ý. Thứ nhất, hỗ trợ tài chính ban đầu cho startup từ kinh phí nhà nước. Thông tư quản lý tài chính Đề án 844 đã quy định việc hỗ trợ startup thông qua hỗ trợ kinh phí sử dụng dịch vụ, tham gia các khóa huấn luyện ở nước ngoài, hỗ trợ trả tiền công lao động trực tiếp; hỗ trợ một phần kinh phí sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ…

Các startup có thể nhận hỗ trợ bằng cách sử dụng dịch vụ, tham gia hoạt động của các tổ chức hỗ trợ đang thực hiện nhiệm vụ của Đề án 844; tham gia các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo do địa phương triển khai; hoặcđề xuất và đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH-CN hàng năm theo quy định của Bộ KH-CN.

Thứ hai, tập trung vào số lượng và chất lượng chuyên gia cho khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo khi tham gia Đề án sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí thuê chuyên gia đào tạo và chuyên gia kết nối mạng lưới khởi nghiệp trong các hoạt động

Thông tư tài chính không quy định mức trần kinh phí thuê chuyên gia nước ngoài, mức hỗ trợ sẽ căn cứ vào thực tế đàm phán giữa tổ chức chủ trì nhiệm vụ và chuyên gia nước ngoài (có dẫn chứng từ nguồn uy tín), đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Ngoài ra,Đề án 844 cũng tập trung hỗ trợ kinh phí mua bản quyền, chuyển giao, phổ biến giáo trình đào tạo;kinh phí xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động hỗ trợ, đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công; cũng nhưkinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm ở trong nước, với khu vực và thế giới.

Thứ ba, hình thành căn cứ triển khai hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương. Thông tư quản lý tài chính mới ban hành đã quy định nội dung hỗ trợ địa phương tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo, trong đó kinh phí ưu tiên sử dụng nguồn xã hội hóa, đảm bảo hiệu quả.

Thông tư cho phép Ngân sách địa phương chi hỗ trợ sửa chữa, lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin cho Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo địa phương với mức hỗ trợ không quá 1 tỉ đồng/dự án.

Thu Anh
Bài liên quan
Phát huy nguồn lực để thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ sở đào tạo
Trong 2 ngày 22 và 23.3 tại Trường Cao đẳng Cơ giới và Thuỷ lợi (tỉnh Đồng Nai), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tự chủ và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở đào tạo thuộc bộ năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án 844 chính thức có hiệu lực