Trẻ em Ấn Độ là lực lượng chính khai thác vật liệu có giá trị từ rác thải điện tử như laptop hay điện thoại thông minh, thế nhưng, nó khiến các em nhiễm độc hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Rác điện tử đẩy trẻ em nghèo Ấn Độ vào cảnh sống nguy hiểm

Bảo Vĩnh (Theo DW) | 10/02/2023, 13:55

Trẻ em Ấn Độ là lực lượng chính khai thác vật liệu có giá trị từ rác thải điện tử như laptop hay điện thoại thông minh, thế nhưng, nó khiến các em nhiễm độc hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Seelampur ở ngoại ô thủ đô New Delhi là chợ rác điện tử lớn nhất ở Ấn Độ, nơi có gần 50.000 người kiếm sống bằng cách thu hồi các kim loại. Đa phần, lực lượng lao động này là trẻ em và công việc của chúng là lo việc tháo rời, thu hồi và tái chế rác điện tử.

india-dw.jpg
Trẻ em Ấn Độ bới rác điện tử để kiếm thu nhập - Ảnh: DW

Vấn nạn rác điện tử ở Ấn Độ

Arbaz Ahmad và bạn Salman (cùng lứa tuổi 13) mang theo một túi nhựa lớn để moi rác điện tử, bẻ gãy các bo mạch cùng các linh kiện bằng tay trần. Các em đốt rác bên đường để trích lấy kim loại mà không dùng bất kỳ vật dụng bảo hiểm nào và sau đó, bán những kim loại có giá trị tìm được với giá khoảng 5,4 USD.

Ahmad là một trong số hàng ngàn trẻ em đốt kim loại độc hại - gồm thủy ngân, chì và thạch tín - ngoài đường phố.

Ahmad kể, có những ngày các em phải làm việc hơn 10 giờ và kiếm được nhiều tiền hơn. 5 năm trước, gia đình Ahmad từ bang Utar Pradesh di cư đến New Delhi để kiếm sống. Để nuôi gia đình 6 người, cha của Ahmad đã cho con trai đi bới rác điện tử với ông.

Theo tổ chức Giám sát Rác Điện tử Toàn cầu năm 2020, thế giới đã chôn 53,6 triệu tấn rác điện tử trong năm 2019. Ấn Độ tạo ra 3,2 triệu tấn rác này, đa phần là chuyển đến các cơ sở thu gom - tái chế ở Seelampur. Ngành công nghiệp khổng lồ này là không chính thức và chính quyền địa phương không quản lý.

Những người nhặt rác tiếp xúc với chất độc khi sàng lọc phế liệu và phân loại các bảng mạch, pin và tụ điện. Một số được ngâm trong dung dịch hóa chất hoặc đốt để lấy một lượng vàng nhỏ, đồng và các kim loại khác.

inda-dw.jpg
Lượng rác điện tử khổng lồ tại một cơ sở thu gom ở Seelampur - Ảnh: DW

Ấn Độ đã cố gắng giải quyết vấn nạn rác điện tử, tung ra nhiều luật hồi năm 2011 và 2016 qua đó bắt buộc tất cả các cơ sở tái chế rác điện tử phải đăng ký giấy phép hoạt động. Bên cạnh đó là các quy định buộc người lao động phải dùng phương tiện bảo hiểm khi tháo rời rác điện tử.

Tuy nhiên, những luật này không được tuân thủ triệt để và đa phần thị trường rác điện tử ở Ấn Độ vẫn không được quản lý.

Tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường Toxics Link đã bỏ ra nhiều năm để gây áp lực, để chính quyền có thêm những quy định chặt chẽ và giám sát hiệu quả. Tổ chức này lo ngại tình cảnh của trẻ em phải làm việc trong các điều kiện độc hại.

Satish Sinha, Phó chủ nhiệm Toxics Link, thường tìm đến chợ rác điện tử Seelampur, tìm hiểu mức độ nghèo cỡ nào đã buộc các gia đình phải đưa con cái vào công việc tháo rời rác điện tử để có thêm thu nhập.

“Nhằm tránh tình trạng sử dụng lao động trẻ em, và giúp trẻ em tránh khỏi sự phơi nhiễm độc hại từ các hóa chất có trong rác điện tử, chính phủ cần vận dụng hiệu quả các luật hiện hành trong việc bảo vệ trẻ em và quản lý nguồn rác. Việc này chỉ có thể thực hiện nếu các tổ chức bảo vệ trẻ em hợp tác chặt chẽ với những ban ngành khác, chẳng hạn như chính quyền cấp quận huyện”, Sinha nói với báo Đức Deutsche Welle.

Trẻ em bị phơi nhiễm độc hại thì ra sao?

Parvez Mian, một bác sĩ ở Seelampur bày tỏ sự lo ngại về sức khỏe của trẻ em bới rác điện tử. Hàng ngày, phòng mạch của ông chữa trị cho nhiều trẻ em bị các bệnh về da và bệnh phổi mạn tính, do các em liên tục tiếp xúc với các hóa chất độc hại có trong các kim loại.

Ông nói: “Mỗi năm, tình hình sức khỏe càng nghiêm trọng hơn, vì số người bệnh tăng lên. Đang có sự thiếu cảnh giác cao trong những người tiếp xúc với hóa chất độc hại và đó là lý do ngày càng có thêm nhiều trẻ em bị mắc các bệnh kinh niên”.

Theo Deutsche Welle
Copy Link
Bài liên quan
Công ty châu Âu hỗ trợ Đông Nam Á chuyển rác thành năng lượng
Đông Nam Á đang muốn xây thêm các cơ sở xử lý rác thải có thu hồi năng lượng (WtE). Nhiều công ty châu Âu nóng lòng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rác điện tử đẩy trẻ em nghèo Ấn Độ vào cảnh sống nguy hiểm