Chính phủ Nhật Bản đang đàm phán với Singapore và Mỹ để cùng thực hiện cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) cho toàn cầu.

Nhật Bản muốn cùng Singapore và Mỹ cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững

Bảo Vĩnh | 03/02/2023, 18:02

Chính phủ Nhật Bản đang đàm phán với Singapore và Mỹ để cùng thực hiện cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) cho toàn cầu.

japan-ai.jpg

Asahi Shimbun

Chính phủ Nhật Bản đang đàm phán với Singapore và Mỹ để cùng thực hiện cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) cho toàn cầu.

Theo Asahi Shimbun, Tokyo hy vọng kế hoạch chung này sẽ thành hiện thực trong hai hoặc ba năm tới, vào lúc toàn cầu chạy đua sử dụng nhiên liệu sinh học và nỗ lực kéo giảm lượng khí thải carbon dioxide.

“SAF dễ sử dụng và đang ngày càng cần thiết để củng cố chuỗi cung ứng nằm bảo đảm an ninh kinh tế của Nhật Bản”, theo Ryuichi Kurokawa, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Giao thông - Du lịch Nhật Bản.



Hồi tháng 10.2022, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã quyết đặt mục tiêu phát khí thải ròng carbon dioxide về 0 trên các chuyến bay quốc tế từ năm 2050.

Nhằm tuân thủ mục tiêu này, các hãng bay ở các nước phát triển phải đạt tỷ lệ 15% hạ giảm lượng khí thải kể từ năm 2024, điều sẽ khiến cuộc đua mua được SAF sẽ trở nên quyết liệt trong những năm tới.

Việc sử dụng SAF - là nhiên liệu hàng không có nguồn gốc từ chất thải bao gồm các vật liệu như dầu ăn, tảo và gỗ đã qua sử dụng - có thể giảm khoảng 80% lượng khí thải carbon dioxide nếu so sánh với nhiên liệu máy bay thông thường.

Nhưng sản lượng SAF hiện cực kỳ thấp. Tính đến năm 2020, sản lượng SAF chỉ chiếm 0,03% trong số nhiên liệu dành cho máy bay.

Bộ Giao thông Nhật Bản đang xem xét các biện pháp hỗ trợ các hãng bay có tuyến bay đi Singapore và Mỹ.

Nhật Bản nhắm tới việc cùng cung cấp SAF theo một chương trình của các chính phủ, với máy bay của Nhật Bản, Singapore và Mỹ cùng ký hợp đồng mua - bán với các nhà sản xuất SAF. Việc ký chung hợp đồng này được kỳ vọng sẽ rẻ hơn là việc mỗi hãng ký hợp đồng riêng lẻ, từ đó giúp tạo ra nguồn cung nhiên liệu sinh học ổn định.

Nhật Bản cũng đang xem xét việc lập một liên doanh gồm các hãng bay và các công ty sản xuất SAF nhóm quốc gia tham gia kế hoạch, và cung cấp kinh phí cho liên doanh này.

Hồi tháng 12.2022, trong một biên bản ghi nhớ với cơ quan hàng không dân sự Singapore, Bộ Giao thông Nhật Bản mở một khảo sát về việc quảng bá sử dụng SAF trên các chuyến bay nối Nhật Bản với Singapore.

Đảo quốc Sư tử hiện có một nhà máy sản xuất SAF, và nhà máy này dự kiến sẽ là cơ sở cung cấp SAF chính ở châu Á.

Vào đầu năm 2022, Bộ Giao thông Nhật Bản cũng tiếp xúc với nhóm quan chức đồng cấp Mỹ và hiện đang xem xét khả năng làm việc với các nước khác trong khu vực Thái Bình Dương, nhằm thuyết phục các quốc gia này cùng tham gia cung cấp SAF.

Đây là một động thái nhằm đuổi kịp các nước châu Âu vốn đi đầu trong việc hạ giảm lượng khí thải carbon dioxide.

Các hãng bay hiện đang đối diện với tình hình khó khăn, do những quy định hạ giảm khí thải khắt khe hơn. Chẳng hạn các hãng bay phải mua định mức carbon, nếu không thì chuyến bay của hãng đến một số quốc gia sẽ không thể cất cánh do không đáp ứng được quy định của nước đến.

Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines (JAL) cũng đã đặt mục tiêu hạ giảm lượng khí thải xuống còn 10% từ năm tài khóa 2030. Công ty ANA Holding vốn sở hữu hãng bay All Nippon Airways (ANA) thì lên kế hoạch sử dụng hơn 10% SAF từ năm 2030.

JAL và ANA đang dự tính trong năm sẽ cùng chi hàng chục tỉ yên để mua SAF. Hai hãng này cũng dự tính tăng mức giảm lượng khí thải.

Trên thế giới có rất ít nhà cung cấp SAF, với chỉ một nhóm nhỏ các công ty ở châu Âu sản xuất thương mại, và cho tới nay, chưa có công ty Nhật Bản nào sản xuất SAF.

Bài liên quan
Phát triển giao thông vận tải theo hướng carbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính
Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực, khung pháp lý thúc đẩy phát triển giao thông vận tải theo hướng carbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản muốn cùng Singapore và Mỹ cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững