Một bé trai 12 tuổi (ngụ tỉnh Kon Tum) mắc bệnh bạch hầu ác tính bị biến chứng rối loạn nhịp tim, suy tim, men tim cao suy thận, chỉ chưa đầy 1 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, bệnh nhi đã tử vong.
Bất ngờ bị choáng rồi ngất, tím tái và ngừng thở, cụ bà được các bác sĩ phát hiện mắc chứng “đảo ngược phủ tạng”, trái tim nằm bên trái với nhịp tim đập siêu chậm, chỉ có 35 lần/ phút, bệnh nhân ngưng thở, có thể tử vong bất cứ lúc nào đã thoát chết ngoạn mục.
Block nhĩ thất độ 3 là một dạng rối loạn nhịp hiếm gặp. Việc khởi phát block nhĩ thất độ 3 trong thai kỳ lại càng hiếm gặp. Nhưng một sản phụ ở Hậu Giang vừa mắc chứng bệnh này.
Một bệnh nhi chỉ mới 7 tháng tuổi, mắc chứng rối loạn nhịp tim và bị dị tật tim bẩm sinh gây tím tái, bệnh nhi có thể bị đột tử bất cứ lúc nào đã được cứu sống bằng kỹ thuật thăm dò điện sinh lý tim và can thiệp đốt ổ loạn nhịp bằng sóng cao tần.
Theo Nature Metabolism, các nhà khoa học Anh và Đức đã phát hiện ra rằng ouabain, một glycoside có trong thành phần của các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, có thể phá hủy có chọn lọc các tế bào lão hóa, bao gồm cả những tế bào được hình thành trong quá trình phát triển ung thư hoặc do ảnh hưởng của xạ trị, hóa trị.
Sau khi cứu sống thai phụ nguy kịch vì mắc bệnh cơ tim chu sinh, các bác sĩ khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cùng nhau quyên góp tiền để giúp bệnh nhân có đủ điều kiện chữa trị dứt điểm căn bệnh hiếm gặp này.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tri Thức - Phó giám đốc Trung tâm tim mạch, kiêm Trưởng khoa Điều trị rối loạn nhịp thuộc Trung tâm Tim mạch, kiêm phó trưởng phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện Chợ Rẫy được chính thức bổ nhiệm làm phó giám đốc bệnh viện này.
Theo PLoS ONE, các nhà khoa học ở Trung tâm y Penn (Mỹ) đã chỉ ra rằng các rối loạn nhịp sinh học thúc đẩy tốc độ tăng sinh tế bào, làm thay đổi sự cân bằng của chu kỳ tế bào và kích thích sự phát triển của khối u ở chuột.
Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh; các cơ sở kinh doanh thuốc và Trung tâm thương mại dược phẩm và trang thiết bị y tế cấm sử dụng, buôn bán thuốc ho Pneumoel do Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 nhập khẩu.
Một hình ảnh hiếm có đã xảy ra tại Khoa Rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy khi các y bác sĩ ở đây thi nhau góp tiền cho bệnh nhân mắc bệnh tim nguy kịch có tiền chữa bệnh.
Từng bị đột tử được cứu sống rồi sau đó người đàn ông cựu chiến binh 67 tuổi lại mắc phải căn bệnh tim đập nhanh phức tạp, không ít lần khó thở, suýt chết, người nhà đưa đến khắp các cơ sở y tế trên địa TP.HCM nhưng không nơi nào điều trị thành công. Mạng sống của bệnh nhân đang đe dọa từng ngày.
Dù bệnh nhân đã hơn 100 tuổi, lại mắc bệnh viêm phổi nhưng các bác sĩ đã phẫu thuật và đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, cứu sống bệnh nhân trong gang tấc. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho một bệnh nhân trên 100 tuổi.
Trong những ngày qua Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa vào ứng dụng kỹ thuật “cắt đốt điện sinh lý” để điều trị những ca bệnh lý tim mạch phức tạp. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được bệnh viện ứng dụng đã cứu sống cả chục bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch phức tạp, không cần phải ra nước ngoài chữa trị như trước đây.
Bất ngờ người bị co rút, các bác sĩ ở địa phương chẩn đoán bệnh nhân có vấn đề về tim, lập tức chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, đến nơi thì bệnh nhân đã hôn mê, phải bóp bong bóng để thở, huyết áp tụt, da tím...
Nhịp tim bình thường ở người lớn chỉ từ 60 đến 90 lần/phút, nhưng chị Ka Hữu (27 tuổi, dân tộc K’Ho, ngụ Lâm Đồng) có nhịp tim lên đến 250 lần/phút, khiến chị ngất xỉu và suýt đột tử. Mọi người trong gia đình lập tức chuyển chị đến bệnh viện cấp cứu.