UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Vinpearl thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi).

Sài gòn Safari với 460 ha tại Củ Chi sẽ về tay vingroup

Phan Diệu | 29/08/2016, 17:49

UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Vinpearl thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi).

Theo đó, về cơ cấu sử dụng đất, UBND TP chấp thuận tỷ lệ đất dành cho khu Safari là từ 60 – 70% so với tổng diện tích đất và xây dựng công trình thấp tầng cho phù hợp với khu sinh thái.

Sở Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ phối hợp với UBND huyện Củ Chi công bố công khai cho nhân dân về kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các thủ tục đăng ký bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trình UBND TP phê duyệt danh mục dự án sử dụng đất trong tháng 9.2016.

UBND TP cũng giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu phương án kết nối giao thông từ khu vực trung tâm thành phố và các khu vực lân cận đến dự án, trong đó có nghiên cứu phương án bố trí tuyến xe buýt nhanh và mở rộng tuyến đường Nguyễn Thị Rành.

Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu UBND huyện Củ Chi hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong tháng 9.2016.

Hiện tại, dựán công viên Sài Gòn Safari đã được thành phố hoàn tất công tác rà phá bom mìn, xây dựng được gần 92% hạng mục hàng rào và chi 600 tỉ đồng tiền để đền bù giải tỏa,bồi thường hỗ trợ giải tỏa được 686/705 hộ dân trong vùng dự án và bàn giao được hơn 400 ha đất sạch cho TP.HCM.

Dự án công viên Sài Gòn Safari (Thảo Cầm viên mới) nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi,có diện tích hơn 485 ha.Nơi đâyđược kỳ vọng là nơi đáp ứngnhu cầu vui chơi, giải trí, sinh thái, du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi.

Dự án được cấp phép từ năm 2004do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm chủ đầu tư.Tuy nhiên, sau hơn 10 năm phê duyệt,công viên nàyvẫn chỉ ở tình trạng "treo"và trở nênhoang hóa.Nguyên nhân khiến dự án này vẫn chưa thể triển khai là dochậm giải phóng mặt bằng,dẫn đến tình trạng tái lấn chiếm đất diễn ra phức tạp. Chưa kể, việc tìm kiếm một nhà đầu tư có năng lực để triển khai dự án cũng là một thách thức lớn của thành phố.

Trước tình trạng này, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan ban ngành quyết liệt xử lý các dự án "treo" kéo dài, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Vàonăm 2015, Công ty cổ phần Vinpearl đã đề xuất được đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari với vốn đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ trên diện tích 460 hatại huyện Củ Chi. Dự án này dự kiến sẽ là nơi bảo tồn, nhân giống các động vật quý hiếm của thế giới và Việt Nam.

Theo hồ sơ dự án, khu công viên Sài Gòn Safari có 9 phân khu gồmtrung tâm hành chính, công viên chuyên đề, khu nuôi thả động vật hoang dã ban ngày, khu nuôi thả động vật ban đêm, vườn thú mở, vườn sưu tầm động vật, khu hạ tầng, khu hội nghị và bảo tàng, khu nhân giống bảo tồn và dự phòng phát triển.

Tháng 5.2016 UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần Vinpearl nghiên cứu đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi. Đến cuối tháng 7.2016 vừa qua, Sở Quy hoạch và Kiến trúc cũng đã nghe Công ty cổ phần Vinpearl trình bày phương án quy hoạch, phương án thiết kế đề xuất đối với Công viên Sài Gòn Safari và nhà đầu tư này cũng nghiên cứu điều chỉnh phương án thiết kế phù hợp cũng như trình điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch 1/2.000 công viên Saigon Safari để chính quyền thành phố phê duyệt.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
30 phút trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sài gòn Safari với 460 ha tại Củ Chi sẽ về tay vingroup