Làm thế nào để con cái ngoan, đây là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con cái mình làm được, nhưng trong lúc giáo dục con cái, nhiều bậc cha mẹ thường mắc phải những sai lầm dưới đây.

Sai lầm cha mẹ hay mắc phải trong việc giáo dục con

Thùy Vân | 04/10/2018, 07:32

Làm thế nào để con cái ngoan, đây là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con cái mình làm được, nhưng trong lúc giáo dục con cái, nhiều bậc cha mẹ thường mắc phải những sai lầm dưới đây.

Khi làm cha làm mẹ, chắc hẳn ai cũng mong muốn những đứa con của mình sẽ luôn khỏe mạnh và trở thành người có nhân cách tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

Tuy nhiên làm thế nào để nuôi dạy con được như vậy không phải là điều dễ dàng. Bố mẹ đôi khi nghĩ rằng mình đang cho con những thứ tốt nhất mà bỏ qua nhiều sai lầmthường gặp.

Trách mắng

Tại sao con không chịu cố gắng? Tại sao con lại thành như vậy? Luôn trách mắng con trẻ đồng thời còn lải nhải về điều đó mãi không thôi. Trách mắng có ảnh hưởng thật lớn đến tâm lý của con trẻ bởi vì trách mắng thường mang tính khiển trách, khiến cho trẻ mất đi tính tích cực trong việc học tập. Lải nhải về lỗi lầm của trẻ cũng như việc học tập của trẻ sẽ khiến trẻ chán nản, mất hứng thú.

Đặt ra mục tiêu

Quy định cho trẻ ở mỗi cuộc thi phải đạt được bao nhiêu điểm, phải xếp thứ mấy trong lớp… đây chính là đặt ra mục tiêu để ép buộc trẻ phải đạt được. Đặt ra mục tiêu trong việc học tập của trẻ cũng là một phương thức gây tổn hại đến tính tích cực của trẻ. Mục tiêu được đặt ra yêu cầu trẻ phải đạt được, sẽ khiến cho trẻ càng có tâm lý lo lắng, căng thẳng. Mà thường thì trẻ càng lo lắng căng thẳng thì càng khó để đạt được mục tiêu.

Luôn coi con chỉ là một đứa trẻ

Mỗi lần con làm sai điều gì đó dù ở nhà hay công cộng, nếu bố mẹ chỉ biện minh cho con bằng câu nói "Ôi, trẻ con mà!" thì điều ấy có nghĩa là người lớn đang thúc đẩy con mình tiếp tục thực hiện những hành động sai trái và thiếu trách nhiệm.

Trên thực tế, trẻ có khả năng làm được nhiều việc hơn cả mong đợi của cha mẹ.

Tuy nhiên, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, trẻ vẫn phải được giáo dục đúng mực, cần biết tôn trọng bố mẹ và mọi người xung quanh, cần biết hành động nào nên và không nên làm, đặc biệt trẻ cần phải nhận lỗi trước những sai lầm của mình.Đồng thời, bố mẹ hãy dừng ngay suy nghĩ "con vẫn là còn nhỏ" để bảo vệ trẻ.

Không cho người khác mắng con mình

Nếu như trước đây, giáo viên có thể được la mắng học sinh mỗi khi chúng làm sai hoặc cư xử không đúng tại các trường nhưng giờ đây mọi việc đã khác.

Chỉ cần thầy cô giáo đưa ra bất kỳmột lời nhận xét không hay về một đứa trẻ thì ngay lập tức phụ huynh của học sinh đó sẽ nổi điên lên. Họ đến trường tìm gặp cô giáo, tìm gặp ban giám hiệuđể phản ánh mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề.

Nhiều bậc cha mẹ thời nay luôn muốn con mình xuất hiện thật hoàn hảo trước mắt mọi người, vì thế họ thường không chấp nhận những nhận xét tiêu cực của người khác về con mình.

Các con đương nhiên sẽ mặc định rằng chỉ có bố mẹ mới có thể xử lý được mình còn những người khác thì không được phép, từ đó chúng sẽ thiếu tôn trọng mọi người.

Đặt ra những hi vọng không thực tế

Nếu nhà bạn ra ngoài dùng bữa tối, và bạn mong muốn đứa con mới hai tuổi của mình ngồi yên và ăn nghiêm túc như người lớn, bạn đã tự tạo nên thất vọng cho mình. Cũng như thế, nếu bạn mong con trở thành một ngôi sao bóng đá trong khi bé chỉ cân nặng 45kg và thích chơi đàn, thì hãy điều chỉnh lại kỳ vọng của mình. Đừng đặt ra cho con và cho chính bạn những kỳ vọng không thực tế. Sự kỳ vọng duy nhất cha mẹ nên có là: Mong muốn các con được khỏe mạnh và hạnh phúc.

Không dạy con tự lập

Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con mình đến tận răng, và điều đó làm mất giá trị của việc nỗ lực và tự lập khi đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ ỉ lại, muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho chúng từ việc dọn phòng ốc cho đến việc luôn được che chở khỏi mọi tổn thương… Dạy cho con trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là bạn yêu chúng ít hơn, mà ngược lại, bạn đang yêu con rất nhiều.

Nói mà không làm

Khi răn đe con rằng chúng sẽ bị phạt nếu cứ làm việc A hay việc B, hoặc đã hứa hẹn gì với con, bạn hãy theo đến cùng lời nói của mình. Cả việc hứa thưởng lẫn hứa phạt, nếu không được thực hiện thì đều không hay. Hãy để con hiểu thế nào là “đã nói là làm”, thế nào là chữ tín. Nếu bạn không giữ lời, con sẽ cho rằng những gì bạn nói chẳng có gì là nghiêm túc cả, và thế thì làm sao bạn dạy được con mình đây?

Để con phụ thuộc vào thiết bị công nghệ

Hình ảnh những đứa trẻ mới chỉ 4,5 tuổi nhưng đã sử dụng thành thạo điện thoại di động, máy tính bảng không còn mấy xa lạ trong xã hội ngày nay.

Các bé dù chưa biết chữ nhưng vẫn có thể thực hiện thuần thục các thao tác trên điện thoại khiến người lớn cũng phải ngỡ ngàng. Tại sao lại như vậy?

Bạn đã bao giờ đưa con chiếc điện thoại chỉ mới mục đích muốn con ngồi chơi ngoan và không làm phiền bố mẹ hay chưa? Bạn đã bao giờ biến chiếc điện thoại trở thành công cụ để giúp con ăn nhanh một bát cơm hay chưa?

Hay chỉ vì muốn con kiên nhẫn chờ đợi một điều gì đó, bố mẹ lại vội vàng nhét cho con chiếc điện thoại để con có cái giết thời gian? Chắc hẳn bố mẹ nào cũng từng ít nhất một lần làm những điều trên.

Theo các chuyên gia nhi khoa, thói quen này của người lớn đang vô tình làm thụt lùi nhân cách của trẻ, khiến trẻ lười nói, ít vận động.

Nghiêm trọng hơn cả, bố mẹ cần biết rằng trẻ nghiện smartphone dễ bị ung thư não gấp 4-5 lần so với các bé khác.

Chính vì thế, ngay từ bây giờ, bố mẹ cần giới hạn nghiêm ngặt thời gian trẻ được tiếp xúc với công nghệ.

Phụ huynh cần dạy con mình cách kiên nhẫn, đồng thời trẻ cũng cần phải học được cách để tự chơi mà không phụ thuộc vào các thiết bị điện tử.

Nhã Lam (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sai lầm cha mẹ hay mắc phải trong việc giáo dục con