Cơ quan nước quốc gia của Singapore dự đoán rằng đến năm 2060 sẽ có 55% nước cấp ở Singapore là nước tái sinh. Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định nước mưa đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại của con người khi có các biến cố thời tiết như hạn hán, xâm nhập mặn nhưng đến nay nó vẫn chưa được coi trọng.

Sản xuất nước tái sử dụng: Singapore 55%, Việt Nam chưa coi trọng

Thu Anh | 28/07/2016, 11:37

Cơ quan nước quốc gia của Singapore dự đoán rằng đến năm 2060 sẽ có 55% nước cấp ở Singapore là nước tái sinh. Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định nước mưa đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại của con người khi có các biến cố thời tiết như hạn hán, xâm nhập mặn nhưng đến nay nó vẫn chưa được coi trọng.

Tài nguyên nước đóng vai trò hết sức quan trọng giúp con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào mục đích khác nhau, từ hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí, môi trường… Hầu hết các hoạt động trên đều cần đến nguồn nước ngọt.

Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI), trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ, biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bịđổtrực tiếp vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Việc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm chính là nguyên nhân khiến 1,6 triệu trẻ em tử vong mỗi năm.

Cũng giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước thách thức nghiêm trọngvề nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị khi nước thải sinh hoạt và công nghiệp đổ ra các con sông đều không được xử lý.Trước tình trạng như vậy, Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như hạn hán, ngập lụt, biến đổi khí hậu… do ô nhiễm nguồn nước gây ra.

Nhưng mới đây, để đối phóvới các vấn đề như bùng nổ dân số, khí hậu thay đổi do nóng lên toàn cầu, Singapore đã và đang sử dụng các biện pháp tiên tiến như xử lý nước thảivà khử muối để đáp ứng nhu cầu cao đối với nước và tài nguyên thiên nhiên.

Cụ thể, giải pháp mới của Singaporenhằmcung cấp 430 triệu gallon nước mỗi ngày cho 5,5 triệu người, lấyqua 4nguồn bao gồm: nước ở lưu vực sông địa phương, nước nhập khẩu, nước khử muối và nước thải.

Trải dài gần 278 dặm vuông, nguồn nước cấp từ lưu vực sông của Singapore chủ yếu là nước mưa được thu ở tất cả 17 hồ chứa (riêng hồ Marina có thể đáp ứng 10% nhu cầu nước của quốc gia này). Ngoài ra, Singapore còn nhập khẩu nước từ sông Johor ở Malaysia, thông qua thỏa thuận được thiết lập có hiệu lựcđến cuối năm 2061. Nhà máy khử muối SingSpring và nhà máy khử muối Tuaspring cũng sản xuất nước tương ứng lên tới 30 triệu và 70 triệu gallon nước mỗi ngày.

Sau đó, trải qua quy trình gồm 4bước: lọc tinh, thẩm thấu ngược, khử trùng bằng tia cực tím và lọc kiềm để loại bỏ chất gây ô nhiễm và chất rắn. Đến năm 2060, Cơ quan nước quốc gia của Singapore dự đoán55% nước cấp của Singapore sẽ là nước tái sinh.

Ông Zachary Dorsey, phát ngôn viên của WateReuse, một nhóm vận động nước cho biết: "Sự thật là tất cả nước tái sử dụng có thể uống ngay.Tái sử dụng nước là công nghệ đã được chứng minh là an toàn”.

Ở Việt Nam, TS Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu cho biếtnước mưa là nguồn tài nguyên quan trọng, góp phần tái tạo nguồn nước ngầm, giảm thiểu nguy cơ hạn hán nhờ phục hồi được sự tuần hoàn nước tự nhiên. Đặc biệt, nước mưa có thể đảm bảo cho sự tồn tại của con người khi có các biến cố thời tiết như hạn hán, xâm nhậpmặn... Bên cạnh đó, việc thu gom nước mưa tại các đô thị sẽ có một vai trò đáng kể trong việc giảm ngập úng tại các đô thị, khi lượng nước mưa đổ về các tuyến cống thoát nước quá lớn trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa coi trọng nguồn tài nguyên này.

Theo kết quả khảo sát về tình hình sử dụng nước do Trường đại học Bách khoa TP.HCM thực hiện, chỉ có 12,5% doanh nghiệp đang tái sử dụng nước trong hoạt động sản xuất, 15,6% doanh nghiệp cho biết mới chỉ “có ý định” tái sử dụng nước chứ chưa thực hiện, còn lại phần lớn các doanh nghiệp khác cho biết chưa có công nghệ và cũng chưa có ý định tái sử dụng nước.

Nhiều chuyên gia cũng đánh giádoanh nghiệp cũng như người dân chưa chú trọng đến tái sử dụng nguồn nước do chưa có quyết định bắt buộc các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức tái sử dụng nước thải. Đồng thời cũng chưa có một quy chuẩn về nước tái sử dụng cũng như chi phí đầu tư công nghệ còn quá cao.

Hiện nay, các chính sách khuyến khích tái sử dụng nước vẫn còn nhiều hạn chế,mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, động viên doanh nghiệp, người dân chứ chưa phải là quy định bắt buộc nên rất khó để áp dụng trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt.

“Nếu có những chương trình đầu tư hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt 2nguồn nước này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực và có ý nghĩa về nhiều mặt”, ông Triệu Đức Huy - Phó giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đề nghị.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sản xuất nước tái sử dụng: Singapore 55%, Việt Nam chưa coi trọng