Bản tin dịch COVID-19 sáng 19.7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.015 ca mắc COVID-19, trong đó TP.HCM nhiều nhất với 1.535 ca, trong đó 1.346 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa, 189 ca là người tại khu vực ổ dịch, tới khám sàng lọc tại Bệnh viện.

Sáng 19.7: TP.HCM 1535/2.015 ca COVID-19, Thủ tướng chỉ đạo thành lập 7 “Tổ công tác đặc biệt”, thống kê nhân lực y tế

PV (tổng hợp) | 19/07/2021, 05:38

Bản tin dịch COVID-19 sáng 19.7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.015 ca mắc COVID-19, trong đó TP.HCM nhiều nhất với 1.535 ca, trong đó 1.346 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa, 189 ca là người tại khu vực ổ dịch, tới khám sàng lọc tại Bệnh viện.

Theo Bộ Y tế, đến thời điểm này, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 55.845 ca bệnh, trong đó 53.785 ca trong nước và 2.060 ca nhập cảnh. 

Nếu tính riêng đợt dịch thứ 4 từ ngày 27.4 đến nay là 52.215 ca, trong đó có 7.893 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Hiện, số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 118 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.

Thông tin các ca mắc mới: (tính từ 19h30 ngày 18.7 đến 6h ngày 19.7 có 2.015 ca mắc mới (BN53831-55845):

- 1 ca nhập cảnh cách ly ngay tại Hà Nội.

- 2.014 ca ghi nhận trong nước trong đó 1.688 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả, cụ thể:

+ 1.535 ca ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 1.346 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 189 ca là người tại khu vực ổ dịch, tới khám sàng lọc tại Bệnh viện.

+ 215 ca ghi nhận tại tỉnh Bình Dương: 123 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 92 ca đang điều tra dịch tễ.

+ 74 ca ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai: 33 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 32 ca liên quan đến Công ty tại huyện Vĩnh Cửu; 9 ca đang điều tra dịch tễ.

+ 41 ca ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long

+ 30 ca ghi nhận tại tỉnh Bến Tre

+ 25 ca ghi nhận tại tỉnh Phú Yên

+ 19 ca ghi nhận tại tỉnh Sóc Trăng

+ 17 ca ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

+ 14 ca ghi nhận tại tỉnh Quảng Ngãi

+ 12 ca ghi nhận tại TP. Hà Nội

+ 8 ca ghi nhận tại tỉnh An Giang

+ 6 ca ghi nhận tại tỉnh Đồng Tháp

+ 5 ca ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh

+ 3 ca ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh

+ 2 ca ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang

+ 2 ca ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam

+ 2 ca ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Phúc

+ 2 ca ghi nhận tại tỉnh Lào Cai

+ 1 ca ghi nhận tại tỉnh Thái Bình

+ 1 ca ghi nhận tại tỉnh Gia Lai

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27.4 đến nay, Thành phố đã có hơn 32.500 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.

TP Thủ Đức phong tỏa thêm phường Tăng Nhơn Phú B và Long Trường

Ngày 18.7, UBND TP Thủ Đức đã có quyết định phong tỏa, cách ly y tế phường Tăng Nhơn Phú B và phường Long Trường từ 0h ngày 19/7/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Trong đó, phường Tăng Nhơn Phú B (không bao gồm phần diện tích thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM) có 05 khu phố, 53 tổ dân phố với 12.508 hộ và 38.962 nhân khẩu, trên diện tích 228,29 ha.

Phường Long Trường bao gồm 5 khu phố, 35 tổ dân phố với 5.536 hộ, 20.299 nhân khẩu, diện tích 1.261,9 ha. 

Thủ tướng chỉ đạo thành lập 7 “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống COVID-19 tại TP.HCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản 970/TTg-KGVX ngày 18.7.2021 về việc thành lập “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Lao động – Thương binh và thành lập ngay “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống COVID-19 của từng Bộ tại TP.HCM, do một Thứ trưởng phụ trách trực tiếp để phối hợp chặt chẽ với TP và các địa phương phía Nam, nhất là các địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg chủ động xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ phát sinh trong công tác phòng, chống dịch và những vấn đề liên quan.

Tổ công tác đặc biệt hàng ngày báo cáo Bộ trưởng và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và kịp thời đề xuất, kiến nghị đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ký văn bản 971/TTg-KGVX ngày 18.7 gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, đối với TP.HCM và các tỉnh, thành phố đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg có nhu cầu hỗ trợ nhân lực y tế: Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ về bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên để phục vụ phòng chống dịch trên địa bàn.

Đối với các tỉnh, thành phố chưa thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg còn lại: tổng hợp khả năng có thể hỗ trợ về bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên để phục vụ phòng chống dịch tại các địa phương khác trên cả nước.

Các tỉnh, thành phố khẩn trương tổng hợp số liệu theo quy định tại điểm 1 và điểm 2 nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trước 17g00 ngày 20/7/2021 (thứ Ba).

Theo Sở Y tế TP.HCM, tính tới ngày 17.7, đã có 24 đoàn với hơn 4.400 nhân viên y tế cả nước hỗ trợ TP, trong đó có 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên.

Trong ngày 18.7, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 79.000 ca nhiễm mới và gần 1.600 ca tử vong. Indonesia báo động ca tử vong ở bác sĩ, trong khi lây nhiễm tăng trở lại ở Singapore và ca tử vong kỷ lục ở Malaysia.

Theo đó, có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 1.093 ca; Philippines đứng thứ hai với 177 ca; Malaysia 153 ca, Thái Lan  101 ca, Campuchia 30 ca và Việt Nam thông báo bổ sung 29 ca tử vong từ ngày 4-17/7.

Với 44.721 ca nhiễm trong ngày 13/7, Indonesia đang dẫn đầu khối về lây nhiễm mới. Nước này tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, với tổng cộng 2.877.476 ca bệnh và 73.582 ca tử vong.

Philippines ghi nhận 5.411 ca nhiễm mới, nâng tổng ca bệnh lên 1.507.755, bao gồm 26.714 người tử vong.

Trong khi đó, Malaysia ghi nhận 10.710 ca nhiễm mới, liên tiếp vượt ngưỡng 10.000, nâng tổng ca bệnh lên 916.561, trong đó có 7.019 ca tử vong.

Cùng ngày Thái Lan chứng kiến 11.397 ca nhiễm mới. Campuchia cũng ghi nhận 845 ca nhiễm mới và tổng ca bệnh đã lên trên 67.000 người, vượt qua Singapore. Lào có thêm 131 ca nhiễm mới.

Như vậy, đến nay, Tổng số ca bệnh ở Đông Nam Á hiện đã lên tới 6.127.251 trường hợp và 116.855 ca tử vong. Theo TTXVN

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 19.7: TP.HCM 1535/2.015 ca COVID-19, Thủ tướng chỉ đạo thành lập 7 “Tổ công tác đặc biệt”, thống kê nhân lực y tế