Bản tin lúc 6h ngày 29.7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 8 ca bệnh dương tính với COVID-19 ở Đà Nẵng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam ghi nhận tổng cộng 446 ca bệnh, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Sáng 29.7, Việt Nam phát hiện thêm 8 ca mắc COVID-19 liên quan 4 bệnh viện tại Đà Nẵng

29/07/2020, 06:03

Bản tin lúc 6h ngày 29.7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 8 ca bệnh dương tính với COVID-19 ở Đà Nẵng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam ghi nhận tổng cộng 446 ca bệnh, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Ảnh: Đà Nẵng Online

Theo đó, qua điều tra, giám sát mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ. Kết quả xét nghiệm ngày 28.7.2020 có 8 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần, xử lý triệt để ổ dịch theo quy định không để lây lan.

CA BỆNH 439 (BN439): Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 440 (BN440): Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 441 (BN441): Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 442 (BN442): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 443 (BN443): Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 444 (BN444): Bệnh nhân. nam, 19 tuổi, là bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

CA BỆNH 445 (BN445): Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, là bệnh nhân tại Khoa Mắt, Bệnh viện C Đà Nẵng.

CA BỆNH 446 (BN446): Bệnh nhân nữ, 39 tuổi, có địa chỉ tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng, là bệnh nhân tại Bệnh viện Giao thông vận tải, Đà Nẵng.

Như vậy, tính đến 6h ngày 29.7: Việt Nam ghi nhận tổng cộng 446 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 16.248, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 375

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.996

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 3.352

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này đã có 369/446 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 84,2% tổng số ca bệnh.

Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Không có trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng nào tử vong cho đến thời điểm này.

Tính đến sáng ngày 29/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 65 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19.

Hiện các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế đa số đều có sức khoẻ ổn định. Riêng trong số các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng hiện có 3 trường hợp nặng, đó là: bệnh nhân (BN) BN 416 chạy ECMO sau 5 ngày các chỉ số đã cải thiện, khả năng bệnh nhân nay sẽ được cai ECMO trong những ngày tới; BN 418 tiền sử mắc nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, gặp biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, trường hợp này tiếp tục được theo dõi, chưa có chỉ định ECMO, tiếp tục được theo dõi sát sao.

Hiện cả hai trường hợp bệnh nhân 416 và 418 đều đã hết sốt.

Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân 431 mắc nhiều bệnh nền như suy thận mãn giai đoạn cuối, xơ gan, suy tim, tăng huyết áp, tổn thương phổi… tuy nhiên hiện các thông số tạm ổn định, chưa phải chạy ECMO. Bệnh nhân đang thở oxy qua mặt nạ.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho biết, Bộ Y tế, Cục quản lý Khám chữa bệnh đã có Kế hoạch cụ thể và có các văn bản chỉ đạo công tác chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến, phân luồng cách ly, đặc biệt là phương án điều trị đối với bệnh nhân nặng tại Đà Nẵng

Tại BV Đà Nẵng đang có 2 chuyên gia của Cục quản lý Khám, chữa bệnh hỗ trợ. Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đã nhanh chóng cử các chuyên gia của BV Chợ Rẫy (ê kíp điều trị bệnh nhân 91); đồng thời, Cục cũng cử BV Bạch Mai đưa e kip gồm 11 thành viên với các chuyên gia về Hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, truyền nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn; Cử BV Trung ương Huế vào hỗ trợ BV Đà Nẵng điều trị bệnh nhân, phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu các BV hỗ trợ về máy móc, thiết bị y tế hiện đại như máy chạy ECMO, máy thở… cho BV Đà Nẵng

Hiện các chuyên gia đã khảo sát và đang thiết lập Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại BV Phổi Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, để “chia lửa” cho BV Đà Nẵng trong điều trị người bệnh COVID-19, cũng như bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính (chạy thận nhân tạo, đái tháo đường...), Cục Khám chữa bệnh cũng yêu cầu BV Trung ương Huế tiếp nhận những bệnh nhân chạy thận nhân tạo dương tính với COVID-19 và những bệnh nhân có nhiều bệnh nền từ BV Đà Nẵng ra điều trị/cách ly tại Cơ sở 2 của BV TW Huế.

Cùng với đó, các chuyên gia của Cục Khám chữa bệnh đang “nằm vùng” tại BV Đà Nẵng sẽ phối hợp với Sở Y tế Đà Nẵng, BV Đà Nẵng phân luồng, chuyển bớt gần 300 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh nhân mới phát hiện COVID-19 nhưng sức khoẻ ổn định, trẻ tuổi... sang BV Phổi Đà Nẵng, Trung tâm y tế Hòa Vang, BV Vinmec….Còn lại các bệnh nhân không có điều kiện chuyển đi được tiếp tục điều trị BV Đà Nẵng.

  • Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đến giờ thế giới ghi nhận hơn 16,8 triệu ca mắc, hơn 660.000 người tử vong. Diễn biến dịch bệnh cực đoan, đáng lo ngại một số khu vực trên thế giới xuất hiện các đợt bùng phát dịch thứ hai, thứ ba. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia vẫn là nước có số ca mắc cao. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19.
  • Tại Việt Nam, trong những ngày qua, dịch bệnh đã có diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, đã ghi nhận gần 30 ca nhiễm bệnh mới trong cộng đồng trong đó có cả nhân viên y tế song chưa tìm được nguồn lây.
  • Đáng nói là chủng virus được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh; nguy cơ lây lan dịch bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng, các quận Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn thuộc Thành phố Đà Nẵng là rất cao và xuất hiện nguy cơ lây lan dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Tối 28.7, Bộ Y tế ra thông báo khẩn số 17 và đề nghị những người đã đến những địa điểm sau

- Liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ;

- Gọi điện đến các đường dây nóng: 1900.9095 (Bộ Y tế), hoặc 0905.108.844 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Đà Nẵng), hoặc 0914.085.388 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Nam) cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình;

- Thực hiện cách ly tại nhà;

- Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ.

I.Tại Đà Nẵng

1. Intercontinential Đà Nẵng, Bán đảo Sơn Trà, ngày 17-18.7.2020.

2. Nhà hàng Bảy Ban - Bãi Rạn, đường Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, từ 17h30 đến 20h00 ngày 17.7.2020.

3. Nhà hàng Hải sản Cua Biển, số 112 Võ Nguyên Giáp, Phước Mỹ, Sơn Trà, vào trưa ngày 18.7.2020.

4. Chùa Pháp Hội, 69 Nguyễn Văn Thoại, An Hải Đông, Sơn Trà, ngày 18.7.2020 và 25.7.2020.

5. Sân cầu lông Thanh Khê Đông, đường Đỗ Ngọc Du, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, từ 14-16h ngày 19.7.2020.

6. Quán Bún trên vỉa hè ở đối diện địa chỉ 152 Lê Duẩn, phường Thạch Thang, quận Hải Châu (chợ đêm Lê Duẩn), vào buổi sáng vào các ngày 20-25.7.2020.

7. Limousine Cafe, số 419 Nguyễn Tất Thành, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, vào buổi sáng vào các ngày 20-23.7.2020.

8. Chợ An Hải Đông, K/54 Lê Hữu Trác, phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, từ ngày 20-24.7.2020.

9. Chợ tự phát (quán cóc) dọc đường Hải Phòng, gần đường Điện Biên Phủ, phường Thanh Khê, từ ngày 20-25.2020.

10. Cà phê Lối Cũ, 07 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu (gần Bệnh viện Đà Nẵng) vào 7h-7h15 sáng ngày 22.7.2020.

11. Demen Coffee House, số 89 Nguyễn Trác, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu vào chiều ngày 23.7.2020.

12. Quán Lẩu & Nướng Phúc Tửu quán, số 366 Đống Đa, phường Thanh Bình, quận Hải Châu vào 16-17h ngày 24.7.2020.

13. Coffee Highland ở địa chỉ 203 Ông Ích Khiêm, phường Tân Chính, quận Thanh Khê vào 19h-20h30 ngày 24.7.2020.

14. Quán trên vỉa hè ở đối diện địa chỉ: 40 Đinh Tiên Hoàng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu sáng ngày 25.7.2020.

15. Nhà hàng của Khách sạn Công đoàn, số 2 Ông Ích Khiêm, phường Thanh Bình, quận Hải Châu vào trưa ngày 25.7.2020.

16. Bệnh viện 199 - Bộ Công An, số 216 Nguyễn Công Trứ, Phường An Hải Bắc, Sơn Trà vào chiều ngày 26.7.2020.

17. Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, số 118 Ngô Quyền, phường An Hải Bắc, Sơn Trà vào chiều ngày 26.7.2020.

II. Tại Quảng Nam:

1. Chợ ngã 4 Ái Nghĩa, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc vào ngày 22.7.2020.

2. Chùa Giác Nguyên, khu 2, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc vào tối ngày 24/7/2020 và sáng ngày 25.7.2020.

3. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, Khối 8A, huyện Điện Bàn ngày 25.7.2020.

Theo SK&ĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 29.7, Việt Nam phát hiện thêm 8 ca mắc COVID-19 liên quan 4 bệnh viện tại Đà Nẵng