Sau khi Bộ GD-ĐT thông tin sẽ cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học dưới sự hướng dẫn, cho phép của giáo viên thì Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng điện thoại như thế nào cho hợp lý đối với học sinh.

Sắp tới học sinh sẽ được thi giữa kỳ và thi cuối kỳ trên máy tính

02/10/2020, 10:38

Sau khi Bộ GD-ĐT thông tin sẽ cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học dưới sự hướng dẫn, cho phép của giáo viên thì Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng điện thoại như thế nào cho hợp lý đối với học sinh.

Điều 37 của Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT có cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động có sự quản lý của giáo viên

TS.Trần Quang Nam - Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT vừa cho biết sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn, Bộ Thông tin truyền thông để xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Ông Nam cũng nhấn mạnh rằng xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học. Khi đã dạy học qua internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như máy tính, điện thoại di động và các công cụ khác... Quy định mới này sẽ hỗ trợ học sinh trong trường hợp cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên. "Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ làm việc với các đơn vị liên quan về công nghệ thông tin để có giải pháp cho việc này, tránh những phát sinh tiêu cực như dư luận lo ngại."

Theo Thông tư số 26 do Bộ GD-ĐT vừa ban hành, có hiệu lực từ ngày 11.10.2020, các bài kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ được thực hiện bằng một trong hai hình thức: truyền thống (trên giấy) hoặc trực tuyến (trên hệ thống máy tính). Hình thức kiểm tra, đánh giá này sẽ được áp dụng cho cả kiểm tra 15 phút, thi giữa kỳ và thi cuối kỳ.

Sắp tới, học sinh sẽ được thi giữa kỳ và cuối kỳ trên nền tảng trực tuyến như nền tảng của 789.vn

Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút hoặc 120 phút (đối với môn chuyên). Đề kiểm tra phải được xây dựng dựa trên ma trận cho trước nhằm đáp ứng yêu cầu, mức độ cần đạt của từng môn học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành. Trước thông tư này, nhiều giáo viên đã không khỏi lo lắng với vô vàn câu hỏi được đặt ra. Hình thức kiểm tra trên hệ thống máy tính có thật sự khả thi hay không? Bài làm của học sinh sẽ lưu trữ ở đâu, như thế nào? Nếu trong quá trình kiểm tra mà máy tính hư thì bài làm của học sinh có phải cũng mất theo?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Quang Trung - Giám đốc Công nghệ (CTO) của 789.vn cho biết nền tảng học và thi trực tuyến này đã hoàn thiện và đưa vào vận hành công nghệ đồng bộ hóa dữ liệu theo thời gian thực, nhằm đảm bảo khi thí sinh thi sẽ không bị mất hay sai điểm nếu có sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình làm bài. Theo công nghệ này, dữ liệu đồng thời lưu trên ứng dụng của học sinh tham gia thi và hệ thống máy chủ của 789.vn.

Sau đó, sẽ liên tục kiểm tra, đối chiếu, đồng bộ nhằm đảm bảo dữ liệu được lưu và đồng bộ hoá đầy đủ, tránh mất dữ liệu cũng như điểm thi. Hệ thống 789 này đã từng triển khai khảo thí trực tuyến trên diện rộng các kỳ kiểm tra, thi Giữa kỳ, thi Học kỳ... cho nhiều trường, mà gần đây là các trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), THPT Trần Hữu Trang (TP.HCM), THPT Nguyễn Huệ (Ninh Bình),...

Việc thay đổi hình thức cho học sinh kiểm tra, đánh giá trực tuyến trên hệ thống máy tính, điện thoại là bước cải tiến giúp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá nói riêng cũng như cải thiện chất lượng giáo dục nói chung. Đại diện Bộ GD-ĐT cũng khẳng định việc dùng điện thoại trên lớp học không đồng nghĩa là các học sinh được dùng thoải mái mà có sự kiểm soát của hệ thống cũng như các phần mềm cụ thể, và các giáo viên sẽ được hướng dẫn để quản lý được học sinh mình một cách hiệu quả nhất.

Tin, ảnh: Dạ Thảo

Bài liên quan
Giám đốc Sở ATTP TP.HCM: 'Phụ huynh phát hiện bữa ăn học sinh không an toàn hãy báo cho Sở'
Các phụ huynh khi phát hiện bữa ăn của học sinh ở trường không được an toàn, thay vì đưa thông tin, hình ảnh đó lên mạng xã hội thì hãy báo cho Sở An toàn thực phẩm để kiểm tra, xử lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sắp tới học sinh sẽ được thi giữa kỳ và thi cuối kỳ trên máy tính