Nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng từ 300 - 500 đồng/lít.

Sau 2 lần giảm, giá xăng có thể tăng lại vào ngày mai

Tuyết Nhung | 22/10/2023, 12:32

Nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng từ 300 - 500 đồng/lít.

Vì trùng với lịch nghỉ cuối tuần, nên theo quy định tại Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, kỳ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu sẽ được chuyển từ thứ Bảy (21.10) sang ngày đi làm đầu tiên của tuần làm việc mới, tức là ngày thứ Hai (23.10).

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu tuần qua tăng nhẹ với mức tăng hơn 1%. Giá dầu Brent kết tuần ở mức 92,16 USD/thùng, còn giá dầu WTI ở mức 88,08 USD/thùng.

Theo nhận định của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tại kỳ điều hành ngày mai (23.10), giá xăng dầu bán lẻ trong nước có thể tăng trở lại sau 2 lần giảm mạnh.

Theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới, giá xăng trong nước có thể tăng từ 300 - 500 đồng/lít, tùy loại. Còn giá dầu có khả năng tăng từ 50 - 120 đồng/lít, nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ BOG. Tuy nhiên, mức tăng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào việc cơ quan điều hành tác động đến quỹ bình ổn giá xăng dầu (quỹ BOG).

Nếu đúng như dự đoán, giá xăng dầu sẽ tăng sau 2 lần giảm mạnh. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 29 lần điều chỉnh, trong đó có 16 lần tăng, 9 lần giảm và 4 lần giữ nguyên.

Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất (ngày 11.10), giá xăng dầu được điều chỉnh giảm mạnh. Cụ thể, giá xăng E5 giảm 1.600 đồng/lít, giá bán xuống mức 21.900 đồng/lít. Giá xăng RON95 giảm 1.800 đồng/lít, giá bán lẻ còn 23.040 đồng/lít.

Giá dầu diesel giảm 1.180 đồng/lít, giá bán không cao hơn 22.410 đồng/lít. Giá dầu hỏa giảm 1.350 đồng/lít, về mức 22.460 đồng/lít. Ở kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định ngừng trích lập và cũng không chi quỹ bình ổn giá.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xin ý kiến về dự án nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2024. Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức giảm thuế như quy định tại Nghị quyết số 30 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Mức thuế bảo vệ môi trường với xăng giảm 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn ở mức 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn 1.000 đồng/kg; dầu hỏa ở mức 600 đồng/lít.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc tiếp tục thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 sẽ góp phần ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước, từ đó góp phần, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thuế bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố cấu thành giá bán lẻ xăng dầu trong nước nên việc điều chỉnh mức thuế này sẽ tác động trực tiếp đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Bài liên quan
Vẫn đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dừng hoạt động 55 ngày đêm
Từ ngày 25.8, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn bắt đầu dừng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng tổng thể trong thời gian 55 ngày đêm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau 2 lần giảm, giá xăng có thể tăng lại vào ngày mai