Năm 1977, Roman Polanski, một đạo diễn Hollywood nổi tiếng vướng phải scandal tồi tệ nhất trong sự nghiệp. Vụ cáo buộc cưỡng bức người mẫu 13 tuổi Samantha Gailey khiến ông phải lánh khỏi Mỹ.

Sau 40 năm lẩn trốn tội danh cưỡng bức, đạo diễn kì cựu Roman Polanski bị Hollywood ‘trục xuất’

Như Ý | 19/05/2018, 07:23

Năm 1977, Roman Polanski, một đạo diễn Hollywood nổi tiếng vướng phải scandal tồi tệ nhất trong sự nghiệp. Vụ cáo buộc cưỡng bức người mẫu 13 tuổi Samantha Gailey khiến ông phải lánh khỏi Mỹ.

Tuy nhiên, dẫu đã thừa nhận tội trạng, qua nhiều năm, Polanski vẫn được xem như ‘ngôi sao’ Oscar sáng giá với hàng loạt đề cử giải thưởng.

Trước tháng 5.2018, Roman Polanski vẫn là thành viên Nghiệp đoàn Điện ảnh Mỹ, bất chấp ‘bản án treo’ kéo dài 40 năm của ông về tội danh tấn công tình dục trẻ vị thành niên.

Trong thời gian lẫn trốn trách nhiệm pháp lý, vị đạo diễn từng làm nên những phim điện ảnh kinh điển như ‘Chinatown,’ ‘Rosemary’s Baby,’ ‘The Pianist,’ nhận về tất cả 5 đề cử Oscar.

Năm 2003, Polanski dành tượng vàng Oscar ở hạng mục đạo diễn xuất sắc, với tác phẩm chính kịch ‘The Pianist.’ Dưới khán đài, hàng ngàn người vỗ tay tung hô ông.

Suốt thập kỉ tiếp theo, đạo diễn gốc Ba Lan dần trở thành minh chứng tiêu biểu cho góc khuất nơi thị trường giải trí Hollywood, khi một ngôi sao đủ sức dùng danh tiếng, vị thế để che giấu hành vi đáng lên án.

Mãi 7 tháng sau thời điểm Harvey Weinstein chính thức bị ‘gạch tên’ khỏi danh sách thành viên danh dự, Nghiệp đoàn Điện ảnh Mỹ mới quyết định làm điều tương tự với một tên tuổi lớn khác, Roman Polanski.

Tài tử gạo cội Bill Cosby, người vừa chịu tuyên án vì scandal quấy rối tình dục chấn động, là cái tên kế tiếp chịu trục xuất, dẫu từng gắn bó cùng Nghiệp đoàn gần 50 năm.

Polanski xuất hiện trong phiên tòa ở Santa Monica, California, ngày 8.8.1977, với cáo buộc tội danh cưỡng bức người mẫu trẻ 13 tuổi Samantha Gailey tại nhà một người bạn, 5 tháng trước đó. Khi đối diện nguy cơ lãnh án tù, ông quyết định rời Mỹ không lâu sau đó.

Giữa lúc #MeToo - làn sóng đấu tranh phòng chống nạn quấy rối tình dục - chưa có dấu hiệu ‘hạ nhiệt,’ tổ chức nghệ thuật uy tín bậc nhất nước Mỹ tiến hành củng cố chính sách thành viên.

Rằng, họ sẽ nghiêm túc xem xét đình chỉ hoạt động hoặc trục xuất mọi thành viên vi phạm “thỏa hiệp giá trị đạo đức” của Nghiệp đoàn.

Luật sư của Polanski, Harlan Braun, cho biết, vị đạo diễn 84 tuổi cảm thấy “choáng váng” trước quyết định trục xuất.

Năm 2009, khi Polanski bị tạm giam tại Zurich (Thụy Sỹ) vì cáo buộc cưỡng hiếp năm xưa, phía đại diện Hoa Kỳ cố gắng dẫn độ ông quay lại Mỹ, hơn 100 ngôi sao nổi tiếng quốc tế cùng kí tên kêu gọi thả tự do cho ông, bao gồm Woody Allen, Harvey Weinstein, Steven Soderberg, Natalie Portman, David Lynch, Penelope Cruz,..

Bên cạnh chiều hướng ủng hộ, có không ít ‘người ngoài cuộc’ thẳng thắn chia sẻ quan điểm trái ngược. Nhà làm phim Kevin Smith từng khiến dư luận ngỡ ngàng bởi lời bình luận về sự kiện: “Tôi hâm mộ phim ‘Rosemary’s Baby,’ như nhiều người khác. Nhưng tội cưỡng bức phải được nhìn nhận đúng.”

Văn sĩ người Mỹ Kate Harding lại lên tiếng nghi ngại trước việc vô số nhân vật quan trọng trong ngành truyền thông, ngôi sao hàng đầu thế giới cùng ra sức bảo vệ Polanski:

“Roman Polanski có thể là một đạo diễn tài năng, một người cao tuổi, một người chồng, người cha, một người bạn với rất nhiều nhân vật nổi tiếng - quyền lực.

Ông ấy có thể, ở thời điểm này, không hề gây nguy hại gì đến xã hội. Ông ấy thậm chí có thể là người tốt, xét trên nhiều phương diện.

Duy không gì có thể thay đổi thực tế: Roman Polanski từng tấn công tình dục một đứa trẻ. Và bỏ qua quá khứ ấy, viện lý do khác để tha thứ, giúp đỡ Polanski, là hoàn toàn sai trái.”

Năm 2010, Polanski tiếp tục làm phim ‘The Ghost Writer’ với Ewan McGregor và Pierce Brosnan đóng chính, và năm 2011, tác phẩm tâm lý hài ‘Carnage’ có sự góp mặt của 2 sao nữ Jodie Foster và Kate Winslet.

Song song đấy là một số dự án phim tiếng Pháp do Polanski sản xuất, được công chiếu tại liên hoan phim Cannes gần đây.

Những ngày qua, minh tinh Natalie Portman đã tiết lộ cùng trang tin BuzzFeed, rằng cô “hối hận” từng kí tên ủng hộ trả tự do cho Polanski năm 2009.

“Khi ấy, chúng ta sống trong một thời đại khác, tuy tôi cũng không thể biện hộ điều gì. Thế nhưng một ngày, bạn có thể ‘mở mắt’ và muốn thay đổi hẳn cách bạn sống. Tôi lúc đó vẫn chưa ‘mở mắt.’”

‘Bản án’ trục xuất từ Nghiệp đoàn Điện ảnh Mỹ dành cho Polanski, đến cùng lúc với quyết định tương tự nhắm vào Bill Cosby, thay vì đem lại cảm nhận công bằng, lại làm dấy lên băn khoăn lớn hơn.

Hãy còn đông đảo những nhân vật nổi tiếng không kém, vi phạm “thỏa hiệp giá trị đạo đức” mà tổ chức đứng sau sự kiện Oscar đưa ra.

Không ít thành viên Nghiệp đoàn, Mel Gibson, Kevin Spacey, Brett Ratner, John Lasseter, Paul Haggis, đều đã hoặc đang chịu cáo buộc quấy rối, xâm hại tình dục.

Dễ thấy, với làn sóng #MeToo dâng cao trong xã hội Hoa Kỳ, tổ chức nghệ thuật danh tiếng như Nghiệp đoàn Điện ảnh Mỹ đang buộc phải đối diện một vấn đề ‘vô tiền khoáng hậu.

"Trước khi chuỗi scandal liên quan đến Weinstein bùng nổ, chỉ duy nhất một thành viên Nghiệp đoàn bị trục xuất do vi phạm bản quyền phim.

Tuy nhiên, giờ đây, Nghiệp đoàn đang cho thấy phản ứng kiên quyết của họ. Polanski, một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất lịch sử Hollywood, cũng đã không còn được ‘che chở".

Như Ý (dịch từ JapanTimes, AP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau 40 năm lẩn trốn tội danh cưỡng bức, đạo diễn kì cựu Roman Polanski bị Hollywood ‘trục xuất’