Trong thời gian dịch COVID-19, ngành điện đã giúp người dân yên tâm thực hiện giãn cách xã hội bằng việc đảm bảo nguồn điện liên tục. Điều này cần tiếp tục phát huy trong thời gian khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế.

Sau dịch COVID-19, cần tiếp tục phát huy an toàn lưới điện cho sản xuất

Anh Tú | 28/11/2021, 10:55

Trong thời gian dịch COVID-19, ngành điện đã giúp người dân yên tâm thực hiện giãn cách xã hội bằng việc đảm bảo nguồn điện liên tục. Điều này cần tiếp tục phát huy trong thời gian khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế.

Một điểm cộng cho ngành điện trong thời gian dịch COVID-19 là dù nhu cầu điện sinh hoạt rất cao nhưng không hề có tình trạng gián đoạn điện rộng, không có bài báo nào phản ánh tình trạng sự cố diện. Chính điều đó làm người dân có thể yên tâm sinh hoạt tại chỗ, đảm bảo việc thực hiện giãn cách xã hội. Và ngành điện cần tiếp tục phát huy điều đó trong thời gian phục hồi kinh tế.

Việc đảm bảo nguồn điện liên tục là điều cực kỳ quan trọng. Một hộ nông dân nuôi tôm cần điện để chạy máy sục khi và nếu điện bị cắt vài giờ mà không có giải pháp thay thế thì đó là tai họa. Hay một cửa hàng ăn giữa trưa mà bị cúp điện thì khách bỏ đi tìm chỗ mát khác…

Giải pháp để chống mất điện trong một thời gian giới hạn đơn giản nhất là dùng Tủ điện ATS – Automatic Transfer Switches được hiểu là một hệ thống có thể tự động đổi nguồn điện lưới mất hoặc ngược lại. Mục đích của tủ điện ATS là đảm bảo luôn có đủ nguồn điện cần thiết cho doanh nghiệp, dân sinh để phục vụ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt không bị gián đoạn.

Với những phụ tải yêu cầu không bị mất điện hoặc không được mất điện quá lâu thì hệ thống tủ ATS là thiết bị đảm bảo phụ tải được kết nối với hai nguồn điện là điện lưới và máy phát điện theo nguyên lý như sau: Đầu tiên, tủ điện ATS sẽ truyền tín hiệu để nổ máy phát. Sau đó, khi máy phát có điện và hoạt động ổn định tủ ATS sẽ chuyển nguồn phụ tải từ điện lưới sang điện máy phát.

Khi điện lưới được cấp trở lại và hoạt động ổn định, tủ ATS sẽ truyền tín hiệu để dừng máy phát, sau đó chuyển nguồn phụ tải từ máy phát sang điện lưới. Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại tủ Ats cao cấp có chức năng mở rộng như kết hợp tủ hòa đồng bộ với nhiều máy phát, đảm bảo cấp đủ công suất cho phụ tải khi xảy ra rủi ro về máy phát điện.

Như vậy với tủ điện ATS thì nông dân nuôi tôm không lo tôm chết, cửa hàng ăn không sợ mất điện dẫn đến mất khách. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị sản xuất các tủ ATS để cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp và người dân (nhiều hộ dân có thể chung nhau 1 tủ điện ATS). Tuy nhiên, người dân, kể cả các doanh nghiệp sản xuất nhỏ không hẳn đã áp dụng công nghệ này vì việc lắp đặt sẽ phức tạp về mặt thủ tục lẫn kỹ thuật. Do vậy, nếu TP.HCM có thể tập hợp thống kê nhu cầu sử dụng tủ điện ATS của người dân thì sẽ rất có ích trong việc đưa ra bản đồ tổng thể như nơi nào có thể dùng 2 nguồn điện khác nhau, nơi nào bắt buộc phải dùng nguồn thứ 2 là máy nổ.

Tin rằng nhiều người dân và doanh nghiệp TP.HCM sẽ sẵn lòng bỏ tiền để đầu tư tủ điện ATS để tự chủ nếu chẳng may bị cúp điện. Và cái được lớn nhất là nếu triển khai tủ ATS một cách hợp lý đến các khách hàng thì hoạt động sản xuất phục hồi kinh tế của từng người dân, từng doanh nghiệp sẽ không bị gián đoạn. Thậm chí, động thái này còn giúp kích cầu cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện như tủ ATS có nguồn đơn hàng lớn nếu có một chương trình khuyến khích khách hàng dùng tủ ATS.

Hiện TP.HCM rất quan tâm đến việc giúp khách hàng giữ thông suốt nguồn điện. Gần đây, Công ty Thí nghiệm Điện lực TP.HCM (thuộc EVNHCMC) đã chế tạo "Bộ thử nghiệm chức năng chuyển nguồn của ATS (tủ chuyển nguồn điện tự động) hạ thế” và được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, góp phần tăng năng suất lao động.

“Bộ thử nghiệm chức năng chuyển nguồn của ATS hạ thế” được thiết kế gọn nhẹ, dễ tháo lắp, vận chuyển ở mọi địa hình, chi phí đầu tư thấp và đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thử nghiệm của khách hàng và các công ty điện lực. Qua đó, góp phần giảm thời gian mất điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Đây được coi là nỗ lực thực hiện chuyển đổi số theo chủ đề năm 2021 của EVNHCMC: “Tập trung đầu tư phát triển lưới điện, thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản trị doanh nghiệp”.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau dịch COVID-19, cần tiếp tục phát huy an toàn lưới điện cho sản xuất