Ngành công nghệ Trung Quốc trong năm qua gặp phải nhiều thách thức, từ quy định ngày càng nghiêm ngặt, giá trị thị trường của nhiều công ty bị mất đi hàng tỷ USD cho đến áp lực phải đạt mục tự chủ công nghệ.

5 vấn đề lớn của ngành công nghệ Trung Quốc trong năm tới

Cẩm Bình | 27/11/2021, 08:49

Ngành công nghệ Trung Quốc trong năm qua gặp phải nhiều thách thức, từ quy định ngày càng nghiêm ngặt, giá trị thị trường của nhiều công ty bị mất đi hàng tỷ USD cho đến áp lực phải đạt mục tự chủ công nghệ.

Những thách thức hiện tại sẽ không thể được giải quyết nhanh chóng mà nhiều khả năng kéo dài sang năm sau, tác động to lớn đến khả năng phát triển của ngành.

Chiến dịch chấn chỉnh hoạt động của công ty công nghệ

Tháng 11.2020, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được mong đợi sẽ lập kỷ lục của công ty công nghệ tài chính Ant Group (thuộc tập đoàn Alibaba) bị đình chỉ. Sau đó giới chức Trung Quốc ban hành hàng loạt quy định về chống độc quyền trên nền tảng internet và bảo vệ dữ liệu người dùng, kèm theo nhiều cuộc điều tra.

Các công ty công nghệ hàng đầu như Alibaba, Baidu, JD.com, Meituan đều đã phải nộp phạt vì nhiều sai phạm khác nhau. Cổ phiếu của họ đều rớt giá thảm hại.

Chiến dịch chấn chỉnh hoạt động của công ty công nghệ chắc chắn không sớm kết thúc, nhiều người đang chờ đợi xem giới chức Trung Quốc sắp đưa ra thêm quy định mới gì, nhắm đến lĩnh vực và công ty nào, ảnh hưởng ra sao đến tăng trưởn của ngành công nghệ nước này.

Chip

Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung kéo dài buộc Trung Quốc phải tìm cách tăng khả năng tự cung tự cấp trong nhiều lĩnh vực. Một trong số đó là chip – thành phần quan trọng quan trọng của ô tô, điện thoại, TV,…

Trung Quốc không dễ bắt kịp Mỹ và các quốc gia khác. Chuỗi cung ứng chip vốn rất phức tạp, bị chi phối bởi công ty bên ngoài Trung Quốc.

5tech.jpg
Ngành chip Trung Quốc chưa thể tự chủ - Ảnh: CNBC

Ví dụ điển hình là lĩnh vực sản xuất chip. Trình độ của SMIC - đơn vị sản xuất lớn nhất Trung Quốc - đi sau TSMC (Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc) đến vài năm. Hiện SMIC chưa sản xuất được loạt chip tiên tiến nhất dùng cho các điện thoại cao cấp.

Công ty nước ngoài nắm giữ trang thiết bị cùng công cụ hiện đại. Công ty Trung Quốc không thể tiếp cận trang thiết bị cùng công cụ này vì trừng phạt Mỹ ban hành, nên chẳng cạnh tranh nổi. Quốc gia châu Á làm thế nào để thúc đẩy ngành chip nội địa phát triển trong bối cảnh đầy trở ngại tạo nên cuộc tranh luận lớn.

Công nghệ tiên phong

Ngoài ngành chip, Trung Quốc còn mang tham vọng phát triển nhiều ngành khác.

Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 giai đoạn 2021 - 2025, Trung Quốc xác định tự chủ và tự cải thiện năng lực công nghệ đóng vai trò trụ cột chiến lược cho phát triển quốc gia.

Bản kế hoạch còn nêu rõ số lĩnh vực công nghệ mà nước này xem là công nghệ tiên phong, trong đó có du hành vũ trụ và trí tuệ nhân tạo (AI).

Ở lĩnh vực du hành vũ trụ, Trung Quốc đã đạt được không ít thành tựu: phóng trạm vũ trụ của riêng mình, đưa tàu lên Mặt trăng đem mẫu vật về Trái đất, tiến hành thăm dò sao Hỏa và đặt mục tiêu đưa phi hành lên sao Hỏa vào năm 2033.

Ở lĩnh vực AI, Tencent cùng Baidu đều đang đầu tư mạnh mẽ.

Xe điện

Trung Quốc cũng rất chú trọng xe điện – ngành công nghiệp góp phần giảm khí thải carbon. Giới chức nước này vài năm qua hỗ trợ ngành bằng chính sách ưu đãi và trợ cấp, khiến số lượng công ty tham gia tăng vọt, nhưng không ít đơn vị đến nay chẳng cho ra đời chiếc xe điện nào.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys, tại Trung Quốc nửa đầu năm nay đã có khoảng 1,1 triệu xe điện được bán – gần bằng cả năm 2020. Trung Quốc hiện là thị trường xe điện lớn nhất thế giới.

Tăng trưởng vượt bậc thu hút nhiều “người chơi” gia nhập. Hãng điện thoại Xiaomi dự định ra mắt xe điện vào nửa đầu năm 2024, đơn vị cung cấp công cụ tìm kiếm Baidu lập liên doanh xe điện với hãng Geely.

Kinh tế tăng trưởng chậm lại

Các công ty công nghệ Trung Quốc đang phải ứng phó với tình trạng kinh tế nước nhà tăng trưởng chậm lại. Thiếu điện và nỗ lực kiềm chế nợ gia tăng ở lĩnh vực bất động sản càng làm tăng thêm thách thức (chẳng hạn khiến chi tiêu tiêu dùng giảm).

Alibaba vừa cắt giảm hướng dẫn doanh thu cho năm tài khóa hiện tại. Ông James Mitchell - giám đốc chiến lược của Tencent - dự báo lượng quảng cáo trên nền tảng sẽ vẫn ít vì một số quy định cùng thách thức vĩ mô ảnh hưởng đến ngành quảng cáo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 vấn đề lớn của ngành công nghệ Trung Quốc trong năm tới