Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên sẽ đặt lãnh đạo Trung Quốc vào thế đứng về phía Mỹ “tăng sức ép tối đa” lên Bình Nhưỡng, hay sẽ ủng hộ ông Kim.

Sau đổ vỡ thượng đỉnh Mỹ - Triều, Washington cần gì ở Bắc Kinh?

Trần Trí | 25/05/2018, 17:47

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên sẽ đặt lãnh đạo Trung Quốc vào thế đứng về phía Mỹ “tăng sức ép tối đa” lên Bình Nhưỡng, hay sẽ ủng hộ ông Kim.

Khi họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ở Nhà Trắng hôm 22.5, ông Trump đã khen Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “tay chơi bài poker đẳng cấp thế giới”, với hàm ý Bắc Kinh giỏi tính chuyện Mỹ - Triều căng thẳng với nhau, trước khi hai ông Trump-Kim có thể mặt đối mặt lần đầu tiên ở Singapore ngày 12.6.

Lúc đó, ông Trump nói ông Kim đã không sẵn sàng đàm phán với Mỹsau khi lãnh đạo Triều Tiên bất ngờ thăm Trung Quốc và gặp ông Tập hồi đầu tháng 5. Đó là lần gặp thứ hai trong vòng 40 ngày giữa hai lãnh đạo Trung-Triều ở Bắc Kinh.

Trong phòng Bầu Dục, vị chủ nhân Nhà Trắng nói: “Tôi cho rằng Kim Jong-un đã đổi thái độ sau cuộc gặp ông Tập. Có một sự khác biệt sau khi Kim Jong-un rời Trung Quốc lần thứ hai. Tôi không trách bất kỳ ai”, sau khi ông nhấn mạnh ông có quan hệ cá nhân tốt đẹp với lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Trump cũng nhấn mạnh Trung Quốc giữ một vai tròkêu gọi Trung Quốc đóng cửa biên giới với Triều Tiênđể cắt quan hệ thương mại với Triều Tiên, đồng thời tăng sức ép ngoại giao để Triều Tiên phải tham gia cuộc gặp ở Singapore.

Ông Trump không chấp nhận Triều Tiên gọi ông Pence là "bù nhìn"

Nhưng sáng 24.5 (giờ Mỹ) ông Trump viết thư gởi ông Kim, tuyên bố hủy cuộc gặp, với lý do Triều Tiên tỏ thái độ công khai thù địch với Mỹ là không thể chấp nhận được. Ông còn viết: “Ông khoe khoang khả năng hạt nhân của ông, nhưng các loại vũ khí hạt nhân của chúng tôi nhiều hơn và mạnh hơn đến độ tôi phải cầu Chúa rằng sẽ không bao giờ phải sử dụng đến chúng”.

Ông Trump cũng khẳng định nếu ông Kim thay đổi quan điểm về cuộc gặpthì ông Kim cứ việc viết thư hoặc gọi điện đến Nhà Trắng. Và trong thời gian chờ đợi, các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ (nhắm vào Triều Tiên) sẽ được tiếp tục thực thi như chúng vẫn đang diễn ra.

Sau khi viết thư, ông Trump họp báo tại Nhà Trắng và đổ lỗi cho Triều Tiên, nhấn mạnh quân đội Mỹ "mạnh nhất thế giới sẽ sẵn sàng nếu cần thiết".

Việc ông Trump quyết hủy cuộc gặp được cho là từ việc Thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui gọi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là "chính khách bù nhìn, nói năng ngờ nghệch", và cho rằng những bình luận của ông Pence về việc Triều Tiên có thể lâm kết cục như Libya là "thiếu kiềm chế và xấc xược".

Trước đó, khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Fox Newsvào ngày 21.5, Phó Tổng thống Pence phát biểu: “Tuần trước đã có vài cuộc nói chuyện về mô hình Lybia. Tổng thống đã nói rõ, nếu ông Kim Jong-un không đi đến một thỏa thuận nào, mọi chuyện sẽ chỉ dẫn tới kết cục như mô hình Libya. Sẽ là sai lầm lớn của Kim nếu ông ấy nghĩ có thể đùa giỡn với Trump”.

Năm 2003, Libya quyết định giải trừ vũ khí hạt nhân đúng theo cam kết. Đến năm 2011, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ và chết trong tay quân nổi dậy. Từ đó đến nay, quốc gia liên tục chìm trong tình trạng bạo loạn và bất ổn.

Bà Choe cũng tuyên bố Bình Nhưỡng sẵn sàng cho một cuộc "quyết đấu" hạt nhân nếu đối thoại với Mỹ thất bại: "Việc Mỹ sẽ gặp chúng tôi trong phòng họp hoặc trong cuộc quyết đấu hạt nhân hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định và cách hành xử của Mỹ".

Chuyên gia trừng phạt "gợi ý" Nhà Trắng trừng phạt cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc

Theo báo Washington Times, còn phải chờ xem Trung Quốc -đồng minh chính trị-kinh tế duy nhất của Triều Tiên sẽ phản ứng thế nào.

Cựu Trung tướng thủy quân lục chiến Mỹ Wallace Gregson nói Trung Quốc về phe với tham vọng chiến lược của Triều Tiên là phá hoại mạng lưới đồng minh khu vực của Mỹ ở Bắc Á, gồm Mỹ-Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông cũng nói hiện tại Bắc Kinh có thể sẵn sàng làm ngơ cho Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hiện ông Gregson là nhà phân tích cấp cao về mảng Trung Quốc và Thái Bình Dương của Trung tâm vì quyền lợi quốc gia Mỹ. Ông còn nói: “Trung Quốc không muốn có nền dân chủ áp sát biên giới nước họ, và nhất là không muốn quân Mỹ áp sát biên giới Trung Quốc. Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là biện pháp ngăn chặn nguy cơ này và Trung Quốc sẵn lòng chào đón bất kỳ tổn thất nào cho cấu trúc đồng minh của Mỹ”.

Theo các nhà phân tích thân cận Nhà Trắng, Trung Quốc trở thành chìa khóa trong vấn đề Triều Tiên: Bắc Kinh sẽ vẫn đứng sau ông Kim sau sự đổ vỡ ngoại giao này, hay sẽ đứng về phe với Mỹ, hợp tác tiến tới trừng phạt Triều Tiên mạnh hơn.

Ông Anthony Ruggiero, một cựu chuyên gia về cấm vận của Bộ Tài chính Mỹ, nói chính phủ Mỹ nên sẵn sàng gia tăng trừng phạt nhằm vào không chỉ quyền lợi của Triều Tiên, mà còn phải nhắm cả vào các công ty Trung Quốc, nhằm ép Bắc Kinh thôi “chống lưng” Bình Nhưỡng.

Ông nói: “Mối nguy cho chính phủ Trump là Trung Quốc. Chìa khóa là Trung Quốc và Mỹ cần làm rõ với các lãnh đạo ở Bắc Kinh rằng nếu họ về phe với Triều Tiênthì các quyền lợi và ngân hàng của họ sẽ bị đau”.

Ông Ruggiero hiện là nhà nghiên cứu ở Quỹ bảo vệ nền dân chủ, nói tại một cuộc hội thảo sáng 24.5 (giờ Mỹ) do Trung tâm vì quyền lợi quốc gia Mỹ, sau khi có tin ông Trump hủy cuộc gặp ông Kim.

Ông Ruggiero cũng nói việc ông Trump hủy cuộc gặp với ông Kim là không bất ngờ, vì xem ra Triều Tiên không chịu hoàn toàn tử bỏ chương trình vũ khí hạt nhân”, một yêu sách chính màNhà Trắng đã nói là điều kiện tiên quyết của bất kỳ cuộc đàm phán nào hướng tới xóa bỏ lệnh cấm vận Triều Tiên.

Vị chuyên gia khẳng định: “Câu hỏi chính ở đây là liệu Triều Tiên đã có quyết định chiến lược là phi hạt nhân hay không. Tôi cho rằng cho đến nay thì họ không muốn làm thế”.

Ông Ruggerio cũng nói chủ trương “gây sức ép tối đa” của chính phủ Mỹ sẽ sớm nối lại và mạnh hơn nữa. Bước đầu tiên sẽ là chính phủ Mỹ ngăn chặn các ngân hàng Trung Quốc tạo điều kiện dễ dàng cho Triều Tiên “lách” lệnh cấm vận của quốc tế, bất chấp Bắc Kinh, Nga, Iran hoặc bất kỳ nhà trung gian quốc tế nào muốn tiếp tục hợp tác với Bình Nhưỡng.

Trung Trực (theo Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau đổ vỡ thượng đỉnh Mỹ - Triều, Washington cần gì ở Bắc Kinh?