Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 24.5 cho biết Nhà Trắng đang cân nhắc nhiều biện pháp khác thay thế cho lệnh trừng phạt hiện tại áp dụng với ZTE, trong đó có kế hoạch đưa nhân viên thực hiện công tác giám sát (compliance officers) vào tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông này.

Mỹ muốn đưa người vào giám sát công ty công nghệ Trung Quốc

Cẩm Bình | 25/05/2018, 17:03

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 24.5 cho biết Nhà Trắng đang cân nhắc nhiều biện pháp khác thay thế cho lệnh trừng phạt hiện tại áp dụng với ZTE, trong đó có kế hoạch đưa nhân viên thực hiện công tác giám sát (compliance officers) vào tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông này.

Ông Ross trả lời phỏng vấn của đài CNBC: “Nếu chúng tôi quyết định áp dụng biện pháp thay thế, thì nó sẽ bao gồm cả việc đưa người do chúng tôi chọn lựa vào công ty (ZTE) để lập nên một đơn vị giám sát”.

Những nhân viên giám sát có nghĩa vụ báo cáo với Bộ Thương mại Mỹ, và “toàn bộ giải pháp là bắt buộc”, Bộ trưởng Ross khẳng định.

Theo Bộ trưởng Ross, hiện vẫn chưa rõ phía Trung Quốc có chấp nhận sự hiện diện của người Mỹ trong bộ máy của ZTE hay không, nhưng tập đoàn này rõ ràng không ở thế có thể thương lượng vì đã bị áp lệnh trừng phạt.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết đang cân nhắc nhiều biện pháp khác thay thế cho lệnh trừng phạt hiện tại áp dụng với ZTE - Ảnh: Reuters

Mỹ vào đầu tháng 4 ra lệnh cấm các công ty nước này bán thiết bị cho ZTE trong 7 năm, bởi nhà sản xuất thiết bị viễn thông này không tuân thủ thỏa thuận với chính quyền Washington, kỷ luật các nhân viên có liên quan đến việc vi phạm lệnh cấm vận, xuất khẩu hàng hóa và công nghệ Mỹ đến Iran.

Lệnh cấm được cho là gây ra hậu quả nặng nề cho ZTE, vì các công ty Mỹ cung cấp 25-30% số linh kiện mà tập đoàn Trung Quốc cần để sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị hệ thống viễn thông. Đơn vị này đầu tháng 5 thông báo ngừng hoạt động.

Ngày 13.5, Tổng thống Donald Trump thông báo ông đã yêu cầu Bộ Thương mại giúp ZTE nhanh chóng làm ăn trở lại. Cơ quan này vì vậy đã xem xét khả năng nới lỏng lệnh trừng phạt và thay bằng các biện pháp thay thế.

Trong một diễn biến khác, Hạ viện Mỹ ngày 24.5, đã thông qua Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) năm tài khóa 2019, trong đó cấm các cơ quan chính phủ nước này dùng công nghệ của ZTE và Huawei, đồng thời cũng không cho phép Bộ Quốc phòng tái ký hợp đồng với những đơn vị cung cấp thiết bị/dịch vụ có dính đến hai tập đoàn Trung Quốc này.

Theo NDAA 2019, sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông Trung Quốc song hành với những mối quan ngại về an ninh quốc gia. Đạo luật này được cho là động thái chống lại Tổng thống Donald Trump, người đã ngỏ ý cứu ZTE.

Cẩm Bình (theo Reuters, SCMP)
Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ muốn đưa người vào giám sát công ty công nghệ Trung Quốc