Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), cựu thủ lĩnh phong trào “Ô dù”, hôm 14.9 cho biết anh đang tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà lập pháp Mỹ cho các yêu cầu trọng tâm của những người biểu tình, bao gồm cả lời kêu gọi bầu cử tự do tại Hồng Kông.

Sau Đức, Hoàng Chi Phong tới Mỹ

Hoàng Vũ | 15/09/2019, 16:26

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), cựu thủ lĩnh phong trào “Ô dù”, hôm 14.9 cho biết anh đang tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà lập pháp Mỹ cho các yêu cầu trọng tâm của những người biểu tình, bao gồm cả lời kêu gọi bầu cử tự do tại Hồng Kông.

“Chúng tôi hy vọng... có được sự ủng hộ của lưỡng đảng”, Hoàng trả lời phỏng vấn với Reuters ở New York trước chuyến đi Washington theo kế hoạch, và nói thêm rằng các nhà lập pháp Mỹ nên yêu cầu đưa vào một điều khoản nhân quyền trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hoàng cũng bày tỏ hy vọng thuyết phục các thành viên của Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, trong đó quy định việc giải trình hàng năm về sự đối xử đặc biệt mà Washington dành cho đặc khu của Trung Quốc, bao gồm các đặc quyền thương mại và kinh doanh.

Hoàng dự kiến sẽ gặp Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòaMarco Rubio - người nổi tiếng cứng rắn với Trung Quốc và từng đề xuất dự luật trừng phạt Bắc Kinh về Biển Đông.

Trước đó, Hoàng sau khi từ Đài Loan về Hồng Kông đã bị chính quyền thành phố bắt giam hôm 8.9, với lý do vi phạm điều khoản bảo lãnh. Tuy nhiên, chỉ sau 1 ngày, Hoàng Chi Phong đã được thả và lập tức đáp chuyến bay tới Đức tham dự hội nghị “Bild100” do tờ nhật báo Bild của Đức tổ chức. Hoàngsau đó cũng có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Đức Heiko vào ngày 9.9 tại Berlin.

Phản ứng trước thông tin trên, Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Đức trong tuần này để chỉ trích. Phía Trung Quốc cảnh báo quan hệ Trung - Đức bị sứt mẻ nghiêm trọng vì sự cố ngoại giao khiến Bắc Kinh phẫn nộ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: “Giới truyền thông và các chính trị gia Đức đã mắc sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi nỗ lực chạm tới làn sóng ly khai chống Trung Quốc. Điều đó rõ ràng thể hiện sự thiếu tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Thời gian qua, giới chức Trung Quốc cáo buộc các lực lượng nước ngoài cố gắng làm tổn thương Bắc Kinh bằng cách tạo ra sự hỗn loạn ở Hồng Kông về dự luật dẫn độ cho phép các nghi phạm được xét xử tại các tòa án ở đại lục.

Sự phẫn nộ trước dự luật đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn cho Hồng Kông suốt hơn 3 tháng qua. Trước sức ép của dân chúng, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã chính thức loại bỏ dự luật vào tuần trước, như một phần nhượng bộ nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình.

Tuy nhiên, nhượng bộ này dường như vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì còn tới 4 trong 5 yêu cầu trọng tâm của họ, gồm mở cuộc điều tra độc lập về hành động trấn áp của cảnh sát; ngừng mô tả các cuộc biểu tình là bạo loạn; không buộc tội những người bị bắt;và nối lại cải cách chính trị, được đáp ứng.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan
Sự quan tâm trên thế giới với 'ô tô điện Trung Quốc' tăng vọt, bỏ lại 'nóng lên toàn cầu' phía sau
Dữ liệu từ Google Trends cho thấy thế giới hứng thú với các loại xe năng lượng sạch mới nhất hơn là những nguyên tắc cao cả đằng sau chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
7 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Đức, Hoàng Chi Phong tới Mỹ