Cục Đường sắt đã có văn bản xin ý kiến, đề nghị 22 tỉnh thành cho tàu chạy lại từ ngày 7.10.

Sau hàng không, đường sắt muốn 22 tỉnh thành cho tàu chạy lại từ ngày 7.10

Tuyết Nhung | 04/10/2021, 08:00

Cục Đường sắt đã có văn bản xin ý kiến, đề nghị 22 tỉnh thành cho tàu chạy lại từ ngày 7.10.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản đề nghị 22 tỉnh, thành phố cho ý kiến về kế hoạch khai thác trở lại các đoàn tàu chở khách từ ngày 7.10.

Văn bản của Cục Đường sắt Việt Nam gửi UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

2108_duongsat-1629532625445.jpg
Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản đề nghị 22 tỉnh, thành phố cho ý kiến về kế hoạch khai thác trở lại các đoàn tàu chở khách từ ngày 7.10 - Ảnh: Internet

Để từng bước khởi động lại việc tổ chức chạy tàu khách trên các tuyến và thực hiện nghiêm quy định về hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) xây dựng kế hoạch tổ chức chạy tàu. Cụ thể:

Tuyến Hà Nội - TP.HCM: Giai đoạn 1 từ ngày 7 - 17.10 trong đó từ ngày 7.10 trở đi dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE7/SE8; từ ngày 8.10 trở đi dự kiến chạy lại đôi tàu SE5/SE6. Giai đoạn 2 từ ngày 18 - 27.10 dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE3/SE4.

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng: Giai đoạn 1 từ ngày 8.10 dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SP5/SP6. Giai đoạn 2 từ ngày 18.10 trở đi dự kiến chạy lại đôi tàu LP33/8; đôi tàu HP2/LP7 vào các ngày cuối tuần.

Tuyến Hà Nội - Vinh từ ngày 8.10 dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu NA1/2.

Tuyến Đà Nẵng - Sài Gòn từ ngày 15.10 trở đi dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE21/SE22.

Tuyến Nha Trang - Sài Gòn từ ngày 1.11 dự kiến chạy lại đôi tàu SNT1/2. Tuyến Phan Thiết - Sài Gòn chạy lại đôi tàu SPT1/2.

Từ ngày 1.12 trở đi, đường sắt dự kiến chạy lại các đôi tàu khách theo quy định biểu đồ chạy tàu. Ngoài ra, đường sắt còn tổ chức chạy thêm một số chuyến tàu khách trên tuyến Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết khi có nhu cầu.

Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo VNR phối hợp với Sở Giao thông vận tải, chính quyền địa phương để tổ chức hoạt động vận tải hành khách kết nối giữa vận tải đường bộ và đường sắt.

Tại các ga dừng đỗ, đón trả khách trên các tuyến theo kế hoạch tạm phải được chính quyền địa phương nơi có ga đón trả khách chấp thuận và có các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đảm bao an toàn, nghiêm cấm việc dừng đỗ để đón trả khách trên các ga không có trong kế hoạch tạm thời này.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã đưa 4 cấp độ nguy cơ để áp dụng tổ chức chạy tàu khách. Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Theo kế hoạch, tại các địa phương/vùng có nguy cơ rất cao (cấp 4), ga đường sắt được hoạt động để tiếp nhận hành khách và phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch.

Đối với các địa phương/vùng có nguy cơ cao (cấp 3), các phương tiện giao thông công cộng đường sắt được hoạt động dưới hoặc bằng 50% công suất (chuyến/lượt hoặc số chỗ trên phương tiện).

Tại địa phương/vùng có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung bình (cấp 2): được hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND tỉnh có ga đường sắt (nơi đi, nơi đến), Cục Đường sắt Việt Nam quyết định áp dụng thực hiện số đôi tàu hoạt động, ga dừng đón, trả khách trên hành trình

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã xây dựng dự thảo Kế hoạch tổ chức khai thác các đường bay nội địa trong nước giai đoạn 1 và lấy ý kiến UBND TP.Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành có cảng hàng không, sân bay trước khi triển khai cấp phép hoạt động trở lại. Dự kiến sẽ mở lại đường bay nội địa từ ngày 5.10 tới.

Bài liên quan
Bộ GTVT nên lắng nghe ý kiến phản biện về an toàn đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Theo tư vấn ACT, hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông không bảo đảm an toàn hệ thống điện kéo, hệ thống phanh điện; hệ thống chưa sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp trong khai thác, khi thử nghiệm 10 quy trình khẩn cấp của hệ thống có 8 quy trình thất bại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau hàng không, đường sắt muốn 22 tỉnh thành cho tàu chạy lại từ ngày 7.10