Là một tên tuổi lớn của nền nghệ thuật cải lương, có chỗ đứng vững chắc trong lòng người điệu mộ, hơn 70 năm đi hát nhưng nghệ sĩ út bạch lan chưa bao giờ quên lời dạy của cố NSND Viễn Châu.

'Sầu nữ' Út Bạch Lan và những điều không thể quên...

DDVN | 11/10/2016, 06:01

Là một tên tuổi lớn của nền nghệ thuật cải lương, có chỗ đứng vững chắc trong lòng người điệu mộ, hơn 70 năm đi hát nhưng nghệ sĩ út bạch lan chưa bao giờ quên lời dạy của cố NSND Viễn Châu.

Trên hành trình nghệ thuật, nghệ sĩ Út Bạch Lan được mọi người biết đến với hình ảnh “sầu nữ” và bà cũng rất thích cái tên ấy vì nó gợi nên hình ảnh đẹp của một đào thương trên sân khấu. Người ta dành cho bà nhiều sự yêu mến với nhiều tên gọi khác nhau như: “Bức tường thành vọng cổ”, “Vương nữ sương chiều”, “Nữ hoàng sầu muộn”, “Sầu nữ Út Bạch Lan”… mỗi tên gọi gắn liền với từng vai diễn và “chuyến đi” hơn 7 thập kỉ của sự cống hiến. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của nghiệp diễn, “Sầu nữ Út Bạch Lan” chia sẻ, bà chịu sự tác động lớn từ cố NSND Viễn Châu: “Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của ba Năm (cách gọi thân thuộc của nghệ sĩ Út Bạch Lan dành cho cố NSND Viễn Châu - PV), ông luôn dặn dò làm nghệ sĩ phải biết hóa thân thành nhiều nhân vật, điêu luyện và thuần thục nhiều động tác. Giọng ca là điều quan trọng nhất nhưng phải biết kết hợp tất cả với nhau để thể hiện tốt nhất trên sân khấu, cả ca và diễn để không phụ lòng yêu mến của khán giả đã đến rạp xem nghệ sĩ hát và lời dạy ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ”.

Mồ côi cha từ nhỏ, một tay mẹ nuôi nấng từ đoàn Thanh Minh, Thành Được, sau đó lưu diễn cùng các đoàn nhỏ ở các tỉnh lẻ rồi đến khi gặp được cố nghệ sĩ Viễn Châu và được ông nhận làm con nuôi. Ngọn lửa đam mê sân khấu của Út Bạch Lan được dịp “bùng nổ” dưới sự dẫn dắt của “ông vua vọng cổ”. Bắt đầu tập luyện từ lúc 8 tuổi, mãi đến năm 13 tuổi, giọng ca Út Bạch Lan mới được nhiều người biết đến với những vai đào con đến đào chính rồi trở thành “bức tường thành vọng cổ” trong nền nghệ thuật cải lương. Tên tuổi của bà được mọi người biết đến và thực sự tỏa sáng với vai Hương trong vở “Nửa đời hương phấn” và bà cũng cảm thấy vai diễn này giống với cuộc đời mình.

Chưa từng có 1 live show cho riêng mình mặc dù đã từng biểu diễn dưới nhiều ánh đèn sân khấu ở trong nước lẫn hải ngoại như Pháp, Mỹ… và từng đứng lớp giảng dạy truyền lửa đam mê cho nhiều thế hệ sinh viên, từng được nhận nhiều danh hiệu khác nhau nhưng khi được hỏi về danh hiệu NSND, nghệ sĩ Út Bạch Lan chia sẻ: “Qua nhiều năm lưu diễn ở khắp các sân khấu lớn nhỏ trong và ngoài nước, tôi chỉ biết cống hiến hết mình cho mỗi vai diễn, mỗi nhân vật mà mình đảm trách và nhận được sự yêu mến từ khán giả đó cũng chính là niềm vui lớn đối với một nghệ sĩ.

Giờ gần đất xa trời rồi, nhiều người bảo Út làm đơn để xin nhưng với Út có thì vui còn không thì cũng không sao. Khi nào khán giả còn nhớ đến tên Út Bạch Lan thì Út sẽ hết lòng đem lời ca tiếng hát đến với mọi người”.

Lâm Vi / Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Sầu nữ' Út Bạch Lan và những điều không thể quên...