“Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ củng cố vị thế pháp lý của Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam trong việc vận động sự ủng hộ của thế giới khi Trung Quốc tiếp tục vi phạm vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam hay đe dọa sự an toàn của ngư dân Việt Nam trên biển cả như Trung Quốc đã từng làm”- GS Ngô Vĩnh Long (khoa lịch sử, Đại học Maine, Mỹ) cho hay.

Sau phán quyết PCA, Trung Quốc không thể viện cớ chủ quyền để tấn công ngư dân Việt Nam

Trí Lâm | 13/07/2016, 11:24

“Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ củng cố vị thế pháp lý của Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam trong việc vận động sự ủng hộ của thế giới khi Trung Quốc tiếp tục vi phạm vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam hay đe dọa sự an toàn của ngư dân Việt Nam trên biển cả như Trung Quốc đã từng làm”- GS Ngô Vĩnh Long (khoa lịch sử, Đại học Maine, Mỹ) cho hay.

Liên quan đến phán quyết của Tòa PCA về vụ kiện giữa Philippies và Trung Quốc đối với một số vấn đề tại Biển Đông, báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với GS.Ngô Vĩnh Long (khoa lịch sử, Đại học Maine, Mỹ) về vấn đề này.

Củng cố vị thế pháp lý của Việt Nam tại Biển Đông

- Tòa Trọng tài Thường trực vừa đưa ra phán quyết trong vụ kiện giữa Philippies với Trung Quốc. Theo ông, kết quả này có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Liệu vị thế pháp lý của Việt Nam trên Biển Đông có được củng cố sau vụ kiện này không?

Phán quyết của Toà được trình bày rất kỹ và chi tiết (501 trang tiếng Anh) và gồm 5 điểm chính. Hai điểm đầu là quan trọngnhất, không những đối với Philippines mà còn đối với các nước khác trong và ngoài khu vực Biển Đông.

Điểm thứ nhất khẳng địnhvùng độc quyền kinh tế (EEZ) của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS, năm 1982) đối với các nước ven biển. Từ đó kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền và các tài nguyên ở các khu vực biển trong phạm vi đường chín đoạn, tức “đường lưỡi bò.”

Điểm thứ hai cho biết là các cấu trúc hiện đang tranh chấp trong toàn vùng Trường Sa tự nó làdạng tự nhiên không có khả năng nuôi dưỡng con người và đời sống kinh tế, cho nên tối đa chỉ có được 12 hải lý chủ quyền lãnh hải.

Phán quyết còn nhấn mạnh thêm rằng toàn bộ Trường Sa không có vùng độc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) 200 dặm.

Như thế tất cả các vùng biển nằm ngoài 12 hải lý của các cấu trúc đang được tranh chấp đều là vùng nước quốc tế.

Hai điểm trên rất có lợi cho Việt Nam vì đường lưỡi bò không những đã lấn chiếm EEZ của Việt Nam nhiều nhất mà còn đe doạ an ninh của Việt Nam trên biển cả cũng như các đảo và bãi ngầm đang quản lý.

Phán quyết này sẽ củng cố vị thế pháp lý của Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam trong việc vận động sự ủng hộ của thế giới khi Trung Quốc tiếp tục vi phạm vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam hay đe doạ sự an toàn của ngư dân Việt Nam trên biển cả như Trung Quốc đã từng làm.

- Trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng lên các nước ASEAN thì tác động của vụ kiện tới các bên tranh chấp khác và các nước thành viên ASEAN như thế nào? Thưa ông?

Trung Quốc đã và sẽ tăng cường ảnh hưởng trên vài ba nước ASEAN không có lợi ích trực tiếp đối với hồ sơ Biển Đông nhưng có lợi ích kinh tế với Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nước có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông có thêm sự hỗ trợ pháp lý để vận động các nước khác trong khu vực và ngoài khu vực hòng ngăn ngừa sự leo thang của Trung Quốc.Việc này cần kiên nhẫn và thời gian cũng như tuỳ thuộc phản ứng của Trung Quốc trong tương lai.

GS Ngô Vĩnh Long -khoa lịch sử, Đại học Maine, Mỹ

- Người phát ngôn ngoại giao Mỹ John Kirby nói phán quyết có tính ràng buộc với cả hai phía và Mỹ hy vọng Trung Quốc và Philippines tuân thủ. Tuy nhiên, để buộc các bên tôn trọng phán quyết của tòa là một điều rất khó khăn. Điều tương tự từng xảy ra khi Australia không chấp nhận phán quyết trong vụ tranh chấp lãnh thổ với Đông Timor. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả pháp lý của phán quyết này? Nếu Trung Quốc không chấp nhận như họ tuyên bố thì sẽ thế nào?

Đúng là phán quyết có tính cách ràng buộc trên phương diện pháp lý nhưng Toà án không có thực lực để bắt Trung Quốc thực thi. Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông là vấn đề an ninh chung của khu vực và thế giới, khác với vấn đề Đông Timor nơi một nước lớn có thể ăn hiếp một nước nhỏ mà các nước khác không thấy lợi ích thiết thực để phải ra tay trực tiếp bảo vệ.

Các cường quốc trên thế giới,trong đó có Mỹ, EU, Nhật, Ấn Độ, và Úcđã cảnh báo Trung Quốc là phải tuân thủ và thực thi phán quyết. Lẽ dĩ nhiên là Trung Quốc đã lớn tiếng bác bỏ phán quyết, nhưng toà án công luận thế giới sẽ gây sức ép nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục ngoan cố.

Theo đó, Trung Quốc dần dần sẽ tự cô lậphoá mình và sẽ làm cho thế giới thấy là một nước không đáng tin cậy, nếu không nói là một nước “côn đồ quốc tế”.

Có thể kiện nếu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân

- Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả vụ kiện cũng không hoàn toàn có lợi cho Việt Nam. Theo ông, những rủi ro, mâu thuẫn quyền lợi mà Việt Nam có thể gặp phải là gì?

Một số thực thể mà Việt Nam đang chiếm đóng ở Trường Sa là trong khu vực EEZ của Philippines và Malaysia và Việt Nam sẽ khó có thể đòi hỏi hơn 12 hải lý từ các đảo đó. Việt Nam có thể sẽ phải đàm phán với với hai nước này. Tuy nhiên, phán quyết của Toà án có lợi cho Việt Nam hơn là có hại.

- Theo nhận định của ông, phán quyết này có ảnh hưởng thế nào đối với hoạt động của ngư dân các nước liên quan như Việt Nam, Philippies… bởi vì những ngư dân này thường xuyên bị Trung Quốc tấn công, bắt bớ? Nếu sau phán quyết, họ vẫn bị tấn công tại vùng biển Trung Quốc không có chủ quyền thì sẽ thế nào?

Xin nhắc lại là điểm 2 của phán quyết đã đề cập đến ở trên khẳng định là tất cả các thực thể ở Trường Sa, trong đó có đảo Itu Aba (Ba Bình) là đảo có tranh chấp lớn nhất không chỉ ở Trường Sa mà cả đối với Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh.

Do đó Trung Quốc không thể viện cớlà có chủ quyền ở Hoàng Sa để tiếp tục đe doạ các thuyền bè hay đánh đắm tàu cá của ngư dân khi đến gần Hoàng Sa như Trung Quốc đã từng làm.

Từ giờ trở đi khi tàu bè Trung Quốc tấn công các tàu bè ởnhững khu vực Trung Quốc không có chủ quyền thì chính phủ các nước có công dân bị thiệt hại có thể đem Trung Quốc ra kiện trước Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice, ICJ) và những cơ quan pháp quyền quốc tế khác.

- Thưa ông, phán quyết này của Tòa Thường trực liệu có khuyến khích ViệtNam tiến hành một vụ kiện tương tự với Trung Quốc được không? Vì sao?

Việc này còn tuỳ lãnh đạo chính phủ Việt Nam, nhưng tôi nghĩ các chuyện gia Việt Nam đã chuẩn bị để sẵn sàng bảo vệ lợi ích của đất nước và dân tộc.

Trí Lâm (thực hiện)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau phán quyết PCA, Trung Quốc không thể viện cớ chủ quyền để tấn công ngư dân Việt Nam