Vụ quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS tấn công nước Pháp ngày 13.11 khiến 129 người chết, có thể sẽ khiến IS bị NATO xóa sổ, nếu Pháp vận dụng điều 5 của NATO: tuyên chiến chống lại một nước thành viên có nghĩa là tấn công tất cả các nước thành viên của khối liên minh quân sự Mỹ - châu Âu này.  

Sau vụ tấn công nước Pháp, IS sẽ bị NATO xóa sổ

Một Thế Giới | 15/11/2015, 11:40

Vụ quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS tấn công nước Pháp ngày 13.11 khiến 129 người chết, có thể sẽ khiến IS bị NATO xóa sổ, nếu Pháp vận dụng điều 5 của NATO: tuyên chiến chống lại một nước thành viên có nghĩa là tấn công tất cả các nước thành viên của khối liên minh quân sự Mỹ - châu Âu này.  

Vụ IS tấn công nước Pháp và nhận trách nhiệm, khiến các đồng minh của Pháp có ngay lời kêu gọi toàn thế giới chống bọn khủng bố này. Nhiều vị lãnh đạo trên thế giới đều tuyên bố vụ tấn công là "hành động gây chiến", trong khi giới truyền thông dùng đến chữ Thế chiến 3 là cuộc chiến đánh IS. 
Tổng thống Pháp Francois Hollande thề "sẽ phản ứng không khoan nhượng" đối với IS, cho biết lực lượng an ninh Pháp đã được triển khai ở cấp độ cao nhất.
Vấn đề là vụ tấn công này sẽ gây chăng một phản ứng như Pháp ở 28 nước thành viên NATO. Các chuyên gia an ninh ngày 14.11 nói nên vận dụng điều khoản 5 của NATO.

Ông James Stavridis, cựu đô đốc Mỹ từng chỉ huy NATO ở châu Âu, viết trên trang Foreign Policy: "Đã có lúc sử dụng quyền lực mềm ở Trung Đông, nhưng đây cũng là lúc áp dụng quyền lực cứng một cách nhẫn tâm. Trách nhiệm của NATO là xác định có phải lúc này cần áp dụng quyền lực cứng. IS là một tổ chức cần phải bị xóa sổ, trừ diệt cho tiệt". 

Ngày 14.11 trụ sở NATO ở Brussels treo cờ rủ để tưởng niệm các nạn nhân bị giết ở Paris, như đã từng treo cờ rủ sau vụ khủng bố tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Paris hồi tháng 2, theo báo The Wall Street Journal (WSJ).
Ngày 13.11, Tổng thư ký NATOJens Stoltenberg nói cần liên minh đoàn kết với Pháp, mạnh mẽ và nhất trí chống khủng bố. Dù Pháp chưa tuyên bố sẽ vận dụng điều 5 hay không, ông Stoltenberg nói với WSJ rằng NATO sẵn sàng giúp Pháp.
Ông nói: "Điều quan trọng là chúng tôi ủng hộ chính quyền Pháp quyết tâm đối phó mối đe dọa khủng bố".
Điều khoản 5 nêu nếu điều này được vận dụng, mỗi nước thành viên sẽ giúp nước bị tấn công. NATO hiện có hơn 3 triệu quân, 25.000 máy bay, 800 tàu chiến, theo trang  Foreign Policy.
NATO cũng là một thế lực kinh tế đáng nể, chiếm hơn 50% GDP toàn cầu.
Lần vận dụng điều khoản 5 duy nhất cho đến nay, là sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11.9.2001: NATO tham gia hoạt động quân sự truy lùng trùm khủng bố Osama Bin Laden ở vùng núi Afghanistan. 
Nếu Pháp vận dụng điều khoản 5, đại sứ 28 nước thành viên NATO sẽ họp xem xét kế hoạch hành động.
Nước thành viên NATO gần đây nhất đề nghị vận dụng điều khoản 5 chính là Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi nước này bị IS khủng bố hồi năm 2014.

Hiện Mỹ và cácđồng minh không muốn đưa quân bộ binh đến Syria và Iraq, và hãy còn sớm để có thể biết vụ tấn công Patis sẽ kích hoạt một phản ứng hay không. Nhưng các nhà phân tích nói những vụ khủng bố trong các ngày qua ở Paris, và ở Beirut (khiến 43 người chết, hơn 200 người bị thương hôm 12.11) cho thấy cần tăng cường không kích để ngăn chặn IS đe dọa toàn thế giới.

Chuyên gia an ninh Pháp Bruno Tertrais nói với hãng tin Deutsche Welle (Đức): "Tôi cho rằng đã đến lúc có một mặt trận thống nhất ở châu Âu, cùng với các đồng minh NATO để xem xét khả năng điều phối tốt hơn, hành động mạnh mẽ hơn chống lại sự đe dọa của bọn khủng bố đòi thánh chiến.
Tôi nghĩ Pháp hy vọng các bạn bè châu Âu và đồng minh sẽ góp phần vào chiến dịch quân sự chống IS ở Syria và Iraq một cách tích cực hơn".
Bảo Vĩnh (theo Business Insider Times)
Bài liên quan
Cái chết bí ẩn của giáo sĩ Israel ở UAE: Mắt xích nguy hiểm trong căng thẳng khu vực Trung Đông
Cái chết của giáo sĩ Zvi Kogan - một nhân vật nổi bật trong cộng đồng Do Thái tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) -  đã làm dấy lên nhiều lo ngại về an ninh và ổn định khu vực Trung Đông.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ tấn công nước Pháp, IS sẽ bị NATO xóa sổ