Chiều 20.4, Công an huyện Cần Giuộc cho biết sau khi cân nhắc, lực lượng chức năng đã quyết định không bắn hạ con cá sấu hay xuất hiện trên cửa sông Soài Rạp mà tìm cách khác để bắt.
Trước đó, sáng 20.4, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An xác nhậnChi cục Kiểm lâm tỉnh Long An và các cơ quan chức năng đang ráo riết truy tìm 1 con cá sấu gần đây xuất hiện ở cửa sông Soài Rạp (thuộc huyện Cần Giuộc) để tránh nguy hiểm cho người dân.
“Con cá sấu này ước chừng 60 - 70kg. Trọng lượng cỡ này thì không thể ăn thịt người nhưng có thể gây thương tích cho người, cú táp của nó có thể làm gãy tay, chân. Mấy hôm trước người dân và cơ quan chức năng đã vây bắt, có lúc dùng lưới cào kè được cá vào sát bờ nhưng sau đó cá sấu thoát ra ngoài.
Trong thời gian này, chúng tôi thông báo bà con hết sức chú ý khu vực có cá sấu xuất hiện, báo ngay cơ quan chức năng khi thấy cá sấu”, ông Hoàng nói.
Theo cơ quan chức năng, sau khi nósuýt bị tóm cổ vào ngày 18.4, thì trong ngày 19.4 mọi người theo dõi đã không còn phát hiện con cá sấu nữa. Theo người dân, con cá sấu này đãxuất hiện được vài ngày, thường bơi trên mặt nước, cónhiều người quay phim, chụp ảnh với hình ảnh khá rõ.
Tại khu vực xuất hiện cá sấu, chưa có tình trạng gà vịt và vật nuôi bị cá sấu ăn thịt. So với trọng lượng cá sấu trưởng thành (vài trăm ký) thì con cá sấu này được đánh giá là cá sấu đang lớn.
Một nguồn tin cho hay, trước đó Công an huyện Cần Giuộc đã xin ý kiến cấp trên để trừcá sấu bằng cách bắn hạ. Đơn vị quân đội (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cần Giuộc) cũng đã xin ý kiến Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An cho phépdùng súng bắn cá sấu.
Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo huyện Cần Giuộc cho rằngbắn chỉ là giải pháp sau cùng, bởi con cá sấu này còn khá nhỏ, khả năng gây hại cho người không cao. Được biết trên địa bàn huyện Cần Giuộc không có trang trại nuôi cá sấu, khả năng con cá sấu này xổng chuồng từ nơi khác sau đó dạt về địa phận sông Soài Rạp.
Mộtngười dân tham gia bắt con cá sấu này cho biết: “Nóhay bơi ở vùng nước cạn gần bờ. Khi chúng tôi dùng lưới đánh cá thông thường để lùa vào bờ thì nóvùng vẫy rất mạnh. Do lưới mỏng, đuôi cá sấulại khá mạnh nên nó vẫy một lúc thì lưới rách, bơi thoát ra ngoài”.
Theo những người dân sống bằng nghề bắt cá gần cảng Tân Tập, họ không sợ con cá sấu này và cho biết sẽ canh me để bắt nó. “Gần đây, vùng sông này đâu có con cá sấunào lớn còn sống dưới sông, cá lớn cá nhỏ đều bị khai thác tận diệt hết. Con cá sấu này trước sau gì cũng bị tóm cổ”, ông Hai Thanh, người dân sống gần cảng Tân Tập khẳng định.
Theo dõi việc chính quyền địa phương tổ chức bắt cá sấu, mộtchuyên gia về động vật hoang dã góp ý: “Theo tôi, việc bắt sống con cá sấu này là khó vì sông rộng và người không tiếp cận được. Phương án bắn thuốc mê không khả thi vì khoảng cách xa (khó bắn trúng chỗ da mềm) và nếu trúng thì khi ngấm thuốc mê cá sấu sẽ bị ngạt nước, tỷlệ chết đuối rất cao.
Các nhân viên chăm sóc cá sấu lành nghềcó thể bắt cá sấu bằng dụng cụ đơn giản như sào, dây, lưới… Tuy nhiên, việc này thực hiện trên cạn hoặc đầm lầy thì dễ, còn ở dưới nước rộng như sông Soài Rạp thì rất khó. Nếu muốn hỗ trợ, chúng tôi có thể cử nhân viên đi tham gia cùng lực lượng tại chỗ.
Trong trường hợp họ dùng nhiều thuyền và lưới dồn được cá sấu vào sát bờ thì mới có thể bắt. Nếu phải đưa lời khuyên với địa phương thì tôi sẽ chọn phương án cho bắn chết để đảm bảo an toàn cho người dân và để tránh cá sấu có thể bơi đi xa, không thể kiểm soát được nữa”.
Nguyễn An
Ảnh: Con cá sấu trênsông Soài Rạp