Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sẽ theo dõi chặt chẽ việc các bộ, cơ quan trả lại vốn chỉ với mục đích để làm đẹp tỷ lệ giải ngân của bộ, cơ quan mình.

Sẽ theo dõi các cơ quan trả lại vốn đầu tư công chỉ để làm đẹp tỷ lệ giải ngân

Lam Thanh | 18/09/2023, 19:42

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sẽ theo dõi chặt chẽ việc các bộ, cơ quan trả lại vốn chỉ với mục đích để làm đẹp tỷ lệ giải ngân của bộ, cơ quan mình.

Chiều 18.9, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác số 3, chủ trì họp rà soát tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại 17 bộ, cơ quan Trung ương thuộc tổ công tác.

Theo Báo cáo của Bộ KH-ĐT, tổng kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 được Quốc hội giao là hơn 711.684 tỉ đồng, bao gồm gần 43.000 tỉ đồng cho 17 bộ, cơ quan Trung ương thuộc tổ công tác số 3.

Tính đến ngày 31.8.2023, tỷ lệ giải ngân của 17 bộ, cơ quan Trung ương thuộc tổ công tác số 3 đạt 44,12% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước là 42,35%.

Trong số 17 bộ, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác, có 4 bộ, cơ quan Trung ương giải ngân cao hơn mức trung bình của cả nước, gồm Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (58,49%), Bộ Quốc phòng (50%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (48,2%) và Hội Nông dân Việt Nam (48,16%). Một số bộ, ngành còn lại có mức giải ngân dưới 10% hoặc chưa giải ngân.

dau-tu-cong.png
Giải ngân vốn đầu tư công có tiến triển nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc

Các bộ, cơ quan phản ánh, một số dự án chậm đều là các dự án mới, dự án mua sắm thiết bị chuyên dùng, dự án xây dựng trụ sở cơ quan của các bộ, ngành ở địa phương, các dự án công nghệ thông tin… phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, nên đòi hỏi cần có thời gian.

Đặc biệt, có những dự án nhiều năm chưa triển khai được do nguyên nhân chủ quan từ đơn vị chủ đầu tư chưa chuẩn bị kỹ lưỡng nên lúc bắt tay vào triển khai gặp nhiều vướng mắc.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đỗ Thành Trung đề nghị các bộ, cơ quan khi làm dự án phải lưu ý tuân thủ 3 quy hoạch, gồm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết; chú trọng ưu tiên bố trí vốn để chuẩn bị đầu tư.

Ông Chung cho biết mới đây, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho phép điều vốn giữa các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tăng tiến độ giải ngân. Bộ KH-ĐT đã có văn bản hướng dẫn, trong đó quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện nội dung này.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan phải tích cực cố gắng quyết liệt hơn; lập kế hoạch chi tiết thực hiện các dự án đầu tư, trong đó phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu; lựa chọn tư vấn có đủ năng lực, nhất là đối với các bộ, ngành không có cơ quan chuyên trách về đầu tư để tránh sai sót, mất cán bộ; thực hiện nghiêm việc báo cáo tiến độ giải ngân hằng tháng về Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

dau-tu-cong.jpeg
Họp rà soát việc giải ngân vốn đầu tư công

Phó thủ tướng lưu ý đối với các dự án đầu tư công trong tương lai, các bộ, cơ quan phải xem xét thấu đáo những điều kiện, khả năng giải ngân, nhất là về giải phóng mặt bằng, đền bù, quy hoạch…, tránh tình trạng đưa vào kế hoạch nhưng nhiều năm không giải ngân được và phải trả lại vốn.

Phó thủ tướng nhấn mạnh sẽ theo dõi chặt chẽ việc các bộ, cơ quan trả lại vốn chỉ với mục đích để làm đẹp tỷ lệ giải ngân của bộ, cơ quan mình; nếu bộ, cơ quan nào làm như vậy thì coi như không hoàn thành nhiệm vụ.

Phó thủ tướng đề nghị trong quá trình thực hiện các công trình, dự án đầu tư công, các bộ, cơ quan gặp khó khăn, vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Bộ KH-ĐT tổng hợp cùng các tổ công tác khác để có giải pháp tháo gỡ.

Đầu tư công là một trong cỗ xe tam mã cho tăng trưởng năm nay. Trong khi chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa, chính sách tài khoá, trong đó có đầu tư công rất được chú trọng.

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách cho rằng  đầu tư công là công cụ tài khoá rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc giải ngân đầu tư công vẫn gặp không ít thách thức như vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, môi trường pháp lý chồng chéo mâu thuẫn, việc phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng, giá nguyên vật liệu tăng cao, khan hiếm…

Ông Việt khuyến nghị trước mắt ccần cần giải quyết những vướng mắc trong thể chế chính sách trước và vị chuyên gia kỳ vọng việc sửa đổi Luật Đất đai và các luật khác có liên quan sẽ giải quyết tốt hơn vấn đề này.

Ngoài, ông Việt cũng cho rằng ở khâu thực thi, cần có bộ phận điều phối chuyên nghiệp dự án đầu tư công được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các dự án cần tổ chức thực hiện cố gắng dựa trên cơ chế quản trị doanh nghiệp và gần với thị trường.

Còn chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vấn đề quan trọng cần chú ý trong giải ngân vốn đầu tư công là giải toả tâm lý sợ sai, né tránh, không dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức.

"Để giải quyết được vấn đề này thì ngoài việc khuyến khích, bảo vệ cán bộ thì cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để tránh tình trạng "đúng luật này thì trái luật kia", để cán bộ yên tâm làm việc", ông Hiếu nói.

Bài liên quan
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
11 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ theo dõi các cơ quan trả lại vốn đầu tư công chỉ để làm đẹp tỷ lệ giải ngân