Việc các địa phương chủ động siết chặt quản lý khai thác khoáng sản phục vụ vật liệu xây dựng là điều cần thiết trong bối cảnh các dự án cao tốc đang khát vật liệu.

Siết chặt quản lý khai thác trong bối cảnh các dự án cao tốc khát vật liệu

Hồ Đông | 21/07/2022, 09:24

Việc các địa phương chủ động siết chặt quản lý khai thác khoáng sản phục vụ vật liệu xây dựng là điều cần thiết trong bối cảnh các dự án cao tốc đang khát vật liệu.

Vật liệu phục vụ xây dựng đang là vấn đề nóng khi các công trình xây dựng hoạt động trở lại sau đại dịch COVID. Theo ghi nhận của báo Bình Thuận, Trên địa bàn tỉnh, hầu như huyện, thị nào cũng có điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép.

Lý do: Vì siêu lợi nhuận, các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép gồm đất, cát, sỏi, đá xây dựng và bồi nền, sẵn sàng thực hiện mọi thủ đoạn để trục lợi gây ra nhiều hệ lụy. Đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, ngoài một bộ phận người dân trang bị phương tiện vận tải lén lút khai thác chở đi bán cho người có nhu cầu, thì không ít cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng cũng lén lút hoạt động bằng nhiều hình thức mua bán khác nhau

Cách thức khai thác khoáng sản trái phép bây giờ rất tinh vi, ngoài chọn lựa thời gian thuận lợi vào ban đêm, buổi trưa, ngày nghỉ... né tránh ngành chức năng phát hiện, họ còn xóa không để lại dấu vết. Điều này khó cho ngành chức năng quản lý, nhưng “con voi không dễ dàng chui lọt lỗ kim”, khi hàng ngày những chiếc xe tải chở khoáng sản lậu vẫn lén lút hoạt động trên đường.

Để lập lại trật tự về lĩnh vực phức tạp này, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng trong cuộc họp với Sở TN & MT mới đây đã chỉ đạo sở, các huyện, thị tập trung củng cố đoàn, tổ liên ngành cấp tỉnh, huyện để có kế hoạch cụ thể kiểm tra các nơi còn diễn ra khai thác khoáng sản trái phép trong thời kỳ hậu COVID-19, điểm tập kết cát thường ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương trong, ngoài tỉnh. Các đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, huyện thị tăng cường công tác này, mở đợt ra quân kiểm tra khai thác khoáng sản trái phép thời gian tới.

Cùng đó, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận có giải pháp kiểm tra các cửa hàng vật liệu xây dựng có dấu hiệu tập kết cát lậu vào hợp thức hóa, hóa đơn các xe vận chuyển cát cung cấp công trình xây dựng lớn, nhỏ của tổ chức, cá nhân vào những tháng cuối năm. Các địa phương có hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu để chấn chỉnh lập lại trật tự này…

Ông Đăng khẳng định: “Nhu cầu sử dụng cát xây dựng, đất bồi nền tăng cao dễ xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, huyện, thị cần phải tăng cường công tác này, mở nhiều đợt ra quân kiểm tra, chấn chỉnh khai thác khoáng sản trái phép, để không gây thất thoát tài nguyên khoáng sản". Đồng thời, cảnh báo: “Những tháng cuối năm, còn nhiều công trình xây dựng lớn, nhỏ của tổ chức, cá nhân, nhu cầu đất cát tăng cao dễ xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép”.

Việc các địa phương như Bình Thuận chủ động siết chặt quản lý khai thác khoáng sản phục vụ vật liệu xây dựng là điều cần thiết trong bối cảnh các dự án cao tốc đang khát vật liệu.

Tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông hôm 17.7, ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải ề nghị các địa phương tạo điều kiện tối đa cho các nhà thầu, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, nhất là về thiếu hụt nguồn cung vật liệu hiện nay.

Đặc biệt với dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết, ông Thọ nêu ý kiến: "Về nguồn vật liệu đất đắp nền đường đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để nhà thầu được khai thác khối lượng vật liệu đất đắp còn lại cho dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết trong tháng 7.2022".

Theo Bộ GTVT, dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết sản lượng đạt 44,37%, chậm khoảng 0,62% so với cam kết. Nguyên nhân chậm tiến độ được Bộ Giao thông vận tải chỉ ra là do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, thời tiết mưa nhiều và biến động giá vật liệu xây dựng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siết chặt quản lý khai thác trong bối cảnh các dự án cao tốc khát vật liệu