Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng Luật sư Interla cho rằng dự thảo nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang ghi âm, ghi hình, định vị mà Bộ Công an vừa công bố có thể gây khó khăn cho việc tác nghiệp của báo chí, người dân chống tiêu cực và tạo sự bất bình đẳng trong kinh doanh.
Gây khó cho báo chí, người chống tiêu cực
Dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang ghi âm, ghi hình, định vị mà Bộ Công an vừa công bố đang gây ra nhiều phản ứng trong dư luận. Những nội dung bị phản ứng nhiều nhất là quy định chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòngchống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định chỉ các cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng phục vụ cho lực lượng quân đội nhân dân mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị. Đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc hai trường hợp trên thì phải được Bộ Công an có văn bản chấp thuận.
Nói về điều này tại Hội nghị giao ban công tác thông tin,tuyên truyền, giữa Ban Thường trực Ủyban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam với Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội, diễn ra sáng 12.4 tại Hà Nội,Phó tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam Phí Quốc Thuyên nhấn mạnhnếu nghị định này được thông qua thì sẽ ảnh hưởng tới người làm báo và ảnh hưởng đến việc phản ánh về hiện tượng tham nhũng, lãng phí hiện nay.
Đưa ra ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Ủyban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng các cơ quan báo chínên có ý kiến bày tỏ quan điểm của mình, đồng thời Ban Tuyên giáo và Ban Dân chủ pháp luật của Ủyban Trung ương MTTQ Việt Nam cần rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật, từ Hiến pháp trở xuống, đối chiếu với kinh nghiệm của quốc tế về việc này để xem lại dự thảo của Bộ Công an có hợp pháp hay không.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng Luật sư Interla cho biếttheo dự thảothì có thể hiểu chỉ các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được quyền sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang ghi âm, ghi hình, định vị hoặc thậm chí là các công cụ, phương tiện khác vì mục đích an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòngchống tội phạm và vì nhiệm vụ quốc phòng;còn các chủ thể khác như: nhà báo, người dân... sẽ không được sử dụng.Chính vì vậy, quy định này làm hạn chế quyền sử dụng các thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình hợp pháp, chính đáng của các chủ thể khác.
Ngoài ra, ông Hòe cho rằngphòngchống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân, người dân cũng có quyền sử dụng thiết bị, phần mềm này vì những mục đích này và mục đích hợp pháp, chính đáng của họ. Ví dụ người dân đặt thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình tại nhà để chống trộm; cài đặt phần mềm ngụy trang định vị trong điện thoại của chính mình để đề phòng nếu bị mất, mất trộm, cướp giật có thể lần theo phần mềm định vị để tìm lại…
“Đặc biệt là đối với các phóng viên, thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình có thể là những công cụ không thể thiếu để tác nghiệp và nhiều vụ việc tiêu cực được phản ánh, phanh phui cũng là nhờ vào việc ghi âm, ghi hình qua những thiết bị như vậy…”, ông Hòe nói.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự vàBộ luật Tố tụng dân sự thì luật sư được quyền tự thu thập tài liệu chứng cứ và trong quá trình làm việc,luật sư cần sử dụng các thiết bị, phần mềm ghi âm, ghi hình.
Gây bất bình đẳng trong kinh doanh
Theo luật sư Trương Quốc Hòe, để vừa đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòngchống tội phạm, vừa đảm bảo lợi ích của người dân cũng như doanh nghiệp thì nghị định nên quy định chính xác cách thức, nguyên tắc sử dụng các thiết bị, phần mềm nguỵtrang để ghi âm, ghi hình thay vì quy định về đối tượng sử dụng. Các thiết bị, phần mềm là sản phẩm sáng tạo, là trí tuệ của con người; được phát minh với mục đích tốt; chỉ có hành vi, mục đích sử dụng của từng đối tượng cụ thể mới gây nguy hiểm cho xã hội.
Về nội dung chỉ các cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng phục vụ cho lực lượng quân đội mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị; đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc hai trường hợp trên thì phải được Bộ Công an có văn bản chấp thuận, luật sư Trương Quốc Hòe cũng cho rằng điều này không phù hợp, bởi vì theo quy định tại khoản 4, điều 5 Luật Đầu tư thì“Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư”; và khoản 1, điều 5 Luật Doanh nghiệp cũng quy định Nhà nước “bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”.
Theo đó, các thương nhân kinh doanh cạnh tranh công bằng và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên theo quy định của Dự thảo nghị định nói trên thì lại có sự thiếu bình đằng giữa cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an với cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Ông Hòe cho rằngđối với cơ sở kinh doanh không thuộc 2 bộ trênthì đòi hỏi phải có văn bản chấp thuận của Bộ Công an là thêm thủ tục hành chính, thêm giấy phép con trong hoạt động kinh doanh và không đúng với tinh thần cải thiện môi trường kinh doanh mà Chính phủ đang chủ trương và quyết tâm thực hiện hiện nay.
Luật sư này cũng nhấn mạnh đối với những trường hợp sử dụng các thiết bị, phần mềm trên gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc đời tư người khác thì đã có quy định khác của luật hình sự điều chỉnh.
Hoài Phong