Vào tối 25-27.5, người dân ở Oceania, Hawaii, Đông Á và Nam Cực sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng thiên văn hiếm có là nguyệt thực toàn phần cùng lúc với siêu trăng.

Siêu trăng và nguyệt thực toàn phần duy nhất trong năm sắp xuất hiện

Long Hải | 25/05/2021, 11:00

Vào tối 25-27.5, người dân ở Oceania, Hawaii, Đông Á và Nam Cực sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng thiên văn hiếm có là nguyệt thực toàn phần cùng lúc với siêu trăng.

sieu-trang.jpg
Siêu trăng sắp tới lớn nhất trong năm 2021 - Ảnh: ESA

Siêu trăng và nguyệt thực là những hiện tượng thiên văn khác nhau không phải lúc nào cũng xảy ra cùng lúc. Tuy nhiên, một sự kết hợp của những hiện tượng này sẽ xảy ra vào ngày 26.5 (theo giờ Việt Nam), với nguyệt thực toàn phần, sau đó là nguyệt thực một phần, Mặt trăng xuất hiện trong màu đỏ, rồi mờ dần thành màu xám.

Theo NASA, vào thời gian này, trăng tròn sẽ đi vào bóng tối của Trái đất và khi Mặt trăng không ở trong bóng râm của hành tinh chúng ta, nó sẽ xuất hiện thậm chí lớn hơn và sáng hơn bình thường. Khi siêu trăng xảy ra cùng với nguyệt thực toàn phần, nó được gọi là siêu trăng máu.

Những người quan sát trên khắp thế giới sẽ có thể nhìn thấy siêu trăng trong suốt đêm nếu bầu trời quang đãng. Giống như tất cả các lần trăng tròn, siêu trăng mọc ở phía đông lúc hoàng hôn và lặn ở phía tây lúc bình minh.

Vành đai Thái Bình Dương bao gồm Đông và Đông Nam Á, Australia, New Zealand, các quốc đảo ở Thái Bình Dương và bờ biển phía Tây của Mỹ sẽ có thể xem nguyệt thực toàn phần vào ngày 26.5. Người dân ở miền đông Australia, New Zealand và Hawaii được cho là có tầm nhìn tốt nhất với siêu trăng máu.

Nếu không thể quan sát siêu trăng máu từ vị trí của mình, bạn vẫn có thể khám phá hiện tượng thiên văn kỳ thú này trực tiếp trên trang web của NASA hay các đài quan sát Griffith Observatory, Lowell Observatory và dự án The Virtual Telescope Project.

giai-doan.jpg
Hình ảnh hiển thị các giai đoạn của nguyệt thực toàn phần ngày 26.5 - Ảnh: NASA

Mặt trăng di chuyển quanh hành tinh của chúng ta theo một quỹ đạo hình elip. Mỗi tháng, Mặt trăng đi qua cận điểm gần Trái đất nhất và điểm xa Trái đất nhất. Khi Mặt trăng tròn đầy ở hoặc gần điểm gần Trái đất nhất, nó được gọi là siêu trăng. Trước đó, siêu trăng đầu tiên trong năm 2021 xuất hiện vào ngày 27.4, được gọi là siêu trăng hồng.

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Nguyệt thực không xảy ra vào mọi kỳ trăng tròn bởi mặt phẳng quỹ đạo của Mặt trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Không giống như nhật thực chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái đất. Nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh Mặt trăng đầy đủ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siêu trăng và nguyệt thực toàn phần duy nhất trong năm sắp xuất hiện