Dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Newsweek cho hay máy bay không người lái RQ-4A hiện đại của Mỹ đã bị một tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora (SA-3) bắn hạ.

Siêu UAV của Mỹ bị tên lửa 'cổ lỗ sĩ' từ thời Liên Xô bắn hạ

23/06/2019, 07:36

Dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Newsweek cho hay máy bay không người lái RQ-4A hiện đại của Mỹ đã bị một tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora (SA-3) bắn hạ.

Một hệ thống phòng không S-125 của Nga - Ảnh: Internet

Theo Newsweek, một quan chức quốc phòng Mỹ đã nói với họ rằng máy bay không người lái hiện đại của họ đã bị tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora (SA-3) bắn hạ. Trước đó, Iran tuyên bố bắn hạ UAV RQ-4A của Mỹ bằng tên lửa phòng không Khordad-3, của một trong 4 phiên bản của hệ thống phòng không Raad (Sấm sét theo phiên âm tiếng Ba Tư) do nước này tự chế tạo.

Tên lửa phòng không Khordad-3 được quảng cáo là có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu, với tầm bắn 105 km, tầm cao 27 km với thiết kế khá giống hệ thống phòng không Buk-M2E của Nga dù Moscow chưa từng bán cho Tehran loại tên lửa phòng không này.

RQ-4 Global Hawk là loại máy bay do thám không người lái hiện đại nhất của Mỹ - Ảnh: Internet

Nếu tuyên bố của giới chức quân sự Mỹ là đúng thì UVA hiện đại của họ đã bị bắn hạ bởi thứ vũ khí "cổ lỗ sĩ" có từ cách đây gần 60 năm. S-125 là hệ thống tên lửa phòng không được biên chế vào quân đội Liên Xô từ năm 1961, với giá thành của toàn hệ thống khi đó chỉ là 102.859 USD và giá mỗi quả đạn tên lửa chỉ 20.300 USD.

Dù Nga đã có nhiều phiên bản hệ thống phòng không tầm trung mới, nhưng với nhiều nước như Iran thì hệ thống phòng không S-125 vẫn đang tiếp tục được sử dụng do giá thành rẻ. Ngoài ra, vào đầu những năm 2.000 Nga đã đưa ra những gói nâng cấp, khiến loại vũ khí "cổ lỗ sĩ" này được nâng chuẩn và có thể tham chiến trong chiến tranh hiện đại.

Các gói nâng cấp giúp cho Pechora-2 có nhiều tính năng tốt hơn, có thể đồng thời điều khiển nhiều tên lửa hướng đến nhiều mục tiêu cùng lúc và xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn.

Hãng Rosoboronexport từng đưa ra gói nâng cấp Pechora-2M. So với S-125 Pechora, tổ hợp mới có đến 90% thiết bị điện tử mới. Linh kiện hiện đại mức những năm 2.000 đáp ứng những yêu cầu tác chiến hiện đại, từ các vi mạch được dùng trong máy tính điện tử đến màn hình màu tinh thể lỏng hiển thị tình hình không phận.

Cabin điều khiển tổ hợp, xe anten và sở chỉ huy đã được tách khá xa nhau (thay cho cự ly trước đây là 70m), tăng đáng kể sức sống của tổ hợp khi bị địch đánh phá. Bệ phóng tự hành 5P73-2M được gắn lên xe tải MZKT-8021, mỗi bệ có hai quả tên lửa cho phép thời gian triển khai nhanh hơn. Hệ thống Pechora-2M cũng có thể tiêu diệt các tên lửa hành trình với đầu đạn mới.

Với sức mạnh được nâng cấp, S-125 Pechora có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay ở tầm bắn xa tới 35km, tầm cao đạt 25 km và có thể đánh chặn mục tiêu di chuyển tốc độ 900 m/s.

Trong khi đó, RQ-4 Global Hawk là máy bay do thám không người lái hiện đại nhất của quân đội Mỹ. Loại máy bay này có khả năng chụp, thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh địa hình, vật thể, trận địa với độ phân giải cực cao. Ngoài ra nó cũng có thể nghe trộm đường truyền tín hiệu và ghi lại các hoạt động dưới mặt đất.

RQ-4 Global Hawk là sản phẩm của Hãng Northrop Grumman ra đời vào giữa thập niên 1990. Máy bay được đánh giá là sự kỳ diệu của công nghệ Không quân Mỹ, RQ-4 Global Hawk mang trong mình những hiệu năng vượt trội so với huyền thoại Lockheed U-2.

So với máy bay U-2, máy bay do thám RQ-4 Global Hawk không cần người điều khiển trực tiếp, nó có thể lửng lơ trên bầu trời của đối phương hàng ngày liền trước khi phải trở về căn cứ để tiếp nhiên liệu. Với trần bay trên 18km, việc đánh chặn loại máy bay này hết sức khó khăn.

Vì là một loại vũ khí hiện đại, RQ-4 Global Hawk có giá thành không hề rẻ chút nào, mỗi chiếc có giá bán 131,4 triệu USD (thời giá 2013) và 222,7 triệu USD nếu tính thêm cả chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D).

Thiên Hà (theo Newsweek)

Bài liên quan
TP.HCM: Nhiều vi phạm trong quản lý đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra nhiều vi phạm liên quan đến Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng trong quản lý đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
một giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siêu UAV của Mỹ bị tên lửa 'cổ lỗ sĩ' từ thời Liên Xô bắn hạ