Học viện Báo chí - tuyên tuyền từ năm 2013 đã tổ chức đổi mới quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội, trong đó yêu cầu sinh viên phải đáp ứng được chuẩn đầu ra đối với môn ngoại ngữ.

Sinh viên báo chí sắp ra trường khốn đốn bởi môn ngoại ngữ

Haiyen | 14/05/2016, 05:48

Học viện Báo chí - tuyên tuyền từ năm 2013 đã tổ chức đổi mới quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội, trong đó yêu cầu sinh viên phải đáp ứng được chuẩn đầu ra đối với môn ngoại ngữ.

Tuy nhiên, với các khóa bắt đầu áp dụng "chuẩn đầu ra" này là khóaK32, K33 của trường lại khá bất ngờ, lo lắng và hoang mang khi nhận được thông tin phải đạt từ 450 - 550 TOEIC thì mới đủ điều kiện để ra trường. Trong khi đó, thời gian ra trường đã cận kề càng khiến các sinh viên hoang mang, lo lắng và cuống cuồng lo ôn tập các môn ngoại ngữ của mình.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, sinh viên P.H (K32, khoa Phát thanh truyền hình, Học viện Báo chí -tuyên truyền cho biết: Bắt đầu học đại học năm đầu tiên là năm 2012 chúng em đã được học môn ngoại ngữ, ngoại ngữ chuyên ngành và hoàn thành xong rồi. Nhưng đến khi chuẩn bị ra trường thì chúng em lại nhận được thông tin toàn bộ các khóa kể từ khóa 32 trở đi sẽ phải hoàn thành 450 - 550 điểm TOEIC trở lên thì mới được coi là hoàn thành điểm số khi ra trường. Khi nhận được thông tin như thế này chúng em rất hoang mang và lo lắng, bởi chúng em thi vào toàn khối C, giờ bắt hoàn thành TOEIC với số điểm cao như thế và sát khi chúng em chuẩn bị ra trường thì rất khó vì ngoài việc ôn tập để cố gắng đạt 450 điểm ra chúng em còn phải hoàn thành các khóa luận, thực tập... Em cho rằng khi các thầy cô đưa ra thông tin này áp dụng luôn vào khóa của chúng em chưa được thực tế cho lắm".

Cũng như bạn P.H, sinh viên Hoàng Thương (khoa Ngôn ngữ Anh, K32)cũng cho rằng việc trước ngày thi chuẩn đầu ra hơn 1 tháng các thầy cô lại thông báo thi theo dạng đề C1 - tức là dạng đề thi theo khung tham chiếu của các nước châu Âu. Rất khó khăn cho các sinh viên nào đã bị mất gốc ngoại ngữ ngay từ đầu. "Năm đầu và năm thứ 2 chúng em chỉ học ngoại ngữ tương đương 5 trình, mỗi tuần chỉ có 1 buổi học. Các sinh viên đã hoàn thành xong, đến giờ phải hoàn thành chuẩn B1 đối với ngoại ngữ là môn tiếng Anh thì thật sự quá khó để hoàn thành. Trong khi học báo thì cần rèn luyện kỹ năng nhiều, thực hành nhiều, năm cuối rất vất vả nên vừa đi thực tập, vừa học tiếng Anh ở các trung tâm vừa tốn kém lại không được hiệu quả cao, càng khiến sinh viên mệt mỏi và lo lắng thêm. Chưa kể nếu đi ôn tập ở các trung tâm cũng mất gần 10 triệu đồng, chúng em thật sự thấy lo lắng và hoang mang khi thời gian chuẩn bị tốt nghiệp này". - Hoàng Thương chia sẻ.

Khẳng định bản thân khó có thể "có được bằng đúng thời hạn" - sinh viên T.N cho rằng việc nhà trường cho sinh viên học một môn ngoại ngữ chỉ vẻn vẹn vài tiết trên lớp và không tổ chức thi tại trường mà lại chuyển sang thi chứng chỉ quốc tế ở bên ngoài không khác nào làm khó sinh viên. Qua báo chí truyền thông, chúng em chỉ mong các thầy xem xét lại vì càng năm cuối, các sinh viên còn rất nhiều môn học khác cần hoàn thành, nếu không tập trung toàn bộ sẽ không đạt được kết quả như mong muốn".T.N cũng cho rằng nhà trường cótổ chức lớp học ôn tập ngoại ngữ khoảng10 buổi/khóa học nhưng học phí phải đóng có lúc lên tới hơn 2 triệu đồng là số tiềnkhông hề ít ỏi so với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Thông tin "chuẩn đầu ra" thì được biết từ năm 2013 nhưng mãi đến đầu năm 2016 nhà trường mới thông báo tới toàn sinh viên thì rất ít các sinh viên hoàn thành. Chưa kể đến ở các năm đầu, khi dạy ngoại ngữ, các thầy cô chỉ dạy sinh viên kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" - hoàn thành bài tập và vượt qua 5 điểm là đạt.

Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Lưu Văn An - Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại khẳng định nhà trường tổ chức lớp học miễn phí cho sinh viên. Và ông An cũng thẳng thắnrằng sẽ có sinh viên không thể tốt nghiệp bởi không qua được yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ của học viện.Các quy định nàyhọc viện đã đưa ra từ đầu năm 2013, bằng nhiều hình thức trường đã thông báo không ít lần tới sinh viên như qua khoa, trên website học viện... Chuẩn đầu ra đối với các sinh viên từ khóa K33 sẽ còn căng thẳng hơn nhưng vẫn có em không chú ý hoặc không nắm rõ thông tin này.

Trước đó, theo thông báo số 103 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 10.1.2013 về lộ trình thực hiện chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học: Sinh viên khóa 32 ngành ngôn ngữ Anh chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt trình độ ngoại ngữ C1 khung châu Âu (tương đương 600 điểm TOEIC hoặc 560 điểm TOEFL hoặc 6.5 điểm IELTS). Sinh viên từ khóa 33 trở đi đạt trình độ ngoại ngữ C1 khung châu Âu (tương đương 650 điểm TOEIC hoặc 600 điểm TOEFL hoặc 7.0 điểm IELTS). Đồng thời, sinh viên ngành ngôn ngữ Anh phải có khả năng giao tiếp bằng một ngoại ngữ khác (trình độ B1) trong các tình huống giao tiếp xã hội thông thường.

Dạ Thảo

Bài liên quan
Lễ trao áo blouse trắng cho sinh viên Trường đại học Nam Cần Thơ
Ngày 21.11, Trường đại học Nam Cần Thơ tổ chức lễ trao áo blouse trắng cho sinh viên ngành Y đa khoa khóa 12 và 150 sinh viên lớp Đại học Y khoa quốc tế khóa 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên báo chí sắp ra trường khốn đốn bởi môn ngoại ngữ