Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Bùi Xuân Cường, một trong những cách để tăng nguồn thu đầu tư cho giao thông là tăng mức phạt vi phạm giao thông ở khu vực nội thành lên gấp đôi. Điều này đã được cho phép trong Luật Xử phạt hành chính và không cần phải áp dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM vẫn có thể quyết định.

Sở giao thông TP.HCM muốn tăng mức phạt vi phạm giao thông để thêm nguồn thu

Phan Diệu | 05/12/2017, 05:59

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Bùi Xuân Cường, một trong những cách để tăng nguồn thu đầu tư cho giao thông là tăng mức phạt vi phạm giao thông ở khu vực nội thành lên gấp đôi. Điều này đã được cho phép trong Luật Xử phạt hành chính và không cần phải áp dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM vẫn có thể quyết định.

Chiều 4.12, kỳ họp lần thứ 6 HĐND TP.HCM khóa 9tiếp tục với phiên thảo luận tại tổ.

Báo cáo HĐND TP.HCM về việc việc áp dụng cơ chế đặc thù vào việc giảm ùn tắc giao thông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biếthiện tại nguồn lực của thành phố thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.

Cụ thể, để phát triển hạ tầng giao thông, từ năm 2016-2020, TP.HCM cần đến khoảng 500.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi tính toán, số tiền thành phố có thể cân đối được chỉ là 122.000 tỉ đồng.

Trên thực tế, vốn cho ngành giao thông qua hai năm đầu tiên 2016 - 2017 đã bố trí được 21.600 tỉ đồng, trong 3 năm còn lại khoảng 41.000 tỉ đồng. Như vậy, tổng cộng 5 năm, vốn dành cho giao thông của thành phố chỉ mới được 61.000 tỉ đồng, rất thấp so với nhu cầu.

Theo ông Cường, việc thiếu thốn sẽ dẫn đến những chậm trễ trong việc thực hiện chương trình giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Số lượng đường mới, cầu mới, quỹ đất dành cho giao thông vốn eo hẹp cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Để giải quyết các vấn đề giao thông, TP.HCM cần phải ưu tiên đầu tư đường Vành đai 2 và 3 do đây là hai tuyến đường huyết mạch của mạng lưới giao thông thành phố. Theo Nghị quyết của HĐND TP.HCM, đường Vành đai 2 và một phần đường Vành đai 3 phải hoàn thành trước năm 2020.

Do đó, khi thực Nghị quyết 54 của Quốc hội về việc cho phép TP.HCM thí điểm cơ chế đặc thù thì thành phố sẽ có thêm nguồn lực triển khai các công trình giao thông. Cụ thể, TP.HCM sẽ có thêm nguồn thu từ việc bán đất công (được hưởng 50%), thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp.

Mặt khác, một trong những cách để tăng nguồn thu đầu tư cho giao thông là tăng mức phạt vi phạm giao thông ở khu vực nội thành lên gấp đôi. “Điều này đã được cho phép trong Luật xử phạt hành chính và không cần phải áp dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM vẫn có thể quyết định”, ông Cường nói.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng nói rằngSở đang dự thảo văn bản lấy ý kiến góp ý của Sở Tư pháp và Công an TP.HCM và trình lên UBND TP.HCM.

Kỳ họplần thứ 6 HĐND TP.HCM khóa 9sẽ kéo dài đến hết ngày 7.12 - Ảnh: Phan Diệu

Đáng chú ý, cũng tại buổi thảo luận tổ, đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang – Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho hay, mức xử phạt vi phạm giao thông hiện nay quá thấp, chưa răn đe người vi phạm giao thông.

Vào giờ tan tầm xe cộ chạy rất lộn xộn. Các phương tiện chạy lên lề đường, lấn tuyến và chạy ngược chiều nhưng cảnh sát giao thông cũng không giải quyết nổi. Do đó, khi áp dụng cơ chế đặc thù, thành phố cần phải nâng mức phạt để xử nghiêm những người vi phạm giao thông.

Trong khi đó, phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng nhận định, từ ngày 15.1.2018, Nghị quyết 54 của Quốc hội có hiệu lực và HĐND TP.HCM phải làm nhiều việc. Trong đó, có việc xem xét bổ sung các loại phí hoặc mức phí mà thành phố thực hiện trên địa bàn vừa để điều tiết hành vi của người tiêu dùng và góp phần tăng thu. Đồng thời, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, thuế môi trường.

Đây là những việc Quốc hội cho làm nên TP.HCM phải chuẩn bị kỹ. Chính vì vậy, UBND TP.HCM trước tháng 6.2018 phải trình một số đề xuất liên quan đến thuế, phí để HĐND TP.HCM thông qua và giữa năm 2018 áp dụng gắn với quá trình lấy ý kiến của chuyên gia, nhân dân để thực hiện việc này.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở giao thông TP.HCM muốn tăng mức phạt vi phạm giao thông để thêm nguồn thu