Gowin Semiconductor cho biết công ty đang thấy có mối quan tâm ngày càng tăng đối với các con chip FPGA của họ, một thị trường bị chi phối bởi các hãng Mỹ Xilinx, Altera và Lattice.

Startup chip Trung Quốc muốn ‘sừng sỏ’ trong làng bán dẫn

Anh Đủ | 25/09/2018, 11:17

Gowin Semiconductor cho biết công ty đang thấy có mối quan tâm ngày càng tăng đối với các con chip FPGA của họ, một thị trường bị chi phối bởi các hãng Mỹ Xilinx, Altera và Lattice.

Khi mà việc sử dụng các thiết bị thông minh và trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc tăng lên, một thế hệ các hãng làm chip nội địa đang tập trung vào chất bán dẫn để “chạy” các công nghệ trong tương lai. Điều này cũng nằm trong mục tiêu xây dựng một ngành công nghệ tương xứng với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

Đơn cử như Gowin Semiconductor đóng trụ sở tại Quảng Châu. Startup bốn tuổi đời này đang sản xuất con chip FPGA (field-programmable gate array – mạch tích hợp cỡ lớn dùng cấu trúc mảng phần tử logic mà người dùng có thể lập trình được); họ tin rằng sản phẩm của họ có thể thách thức các nhà làm chip dẫn đầu toàn cầu là các hãng Mỹ Xilinx, Altera và Lattice đang kiểm soát 90% thị trường toàn cầu về chip chuyên dụng.

Trong mấy tháng qua, Gowin đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các con chip FPGA có mật độ thấp và trung bình do họ nắm giữ toàn quyền sở hữu trí tuệ. Các con chip – có thể được cấu hình sau khi sản xuất, và được dùng trong các lĩnh vực bao gồm ô tô, giao diện video, điện tử, viễn thông, quốc phòng và hàng không vũ trụ – được chế tạo cho công ty của nhà sản xuất hợp đồng lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đài Loan TSMC. Chúng hiện đang bán tại thị trường đại lục Trung Quốc.

Gowin dự kiến bán 10 triệu chip FPGA trong năm nay. Đó sẽ là một sự tương phản hoàn toàn so với đơn hàng đầu tiên chỉ 10 con của công ty vào tháng 1/2017. Ảnh: TL

Gowin dự kiến bán 10 triệu chip FPGA trong năm nay. Đó sẽ là một sự tương phản hoàn toàn so với đơn hàng đầu tiên chỉ 10 con của công ty vào tháng 1/2017.

Sự đột phá này diễn ra sau khi nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE bị khủng hoảng. ZTE gần như bị loại khỏi ngành kinh doanh sau khi Washington cấm các hãng Mỹ bán hàng cho ZTE vì vi phạm các trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Triều Tiên.

Mặc dầu lệnh cấm đã bị dỡ bỏ và ZTE sống sót với mức phạt 1,4 tỷ USD, sự cố là một lời nhắc nhở nghiêm khắc với Trung Quốc về nhu cầu nóng vội muốn nhảy cóc lên nghiên cứu và phát triển bán dẫn cao cấp để giảm phụ thuộc vào phương Tây.

“ZTE trả giá cho những hậu quả tốn kém, nhưng các công ty và chính quyền Trung Quốc giờ đây nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng chiến lược của việc sản xuất chip cao cấp,” Cyrus Liang, trợ lý CEO của Gowin, nói.

Gowin – do các kỹ sư Zhu Jinghui và Ning Song thành lập, họ là những người đã làm việc tại Lattice – thời gian gần đây ký một thỏa thuận với Khu phát triển kinh tế và công nghệ Quảng Châu cung cấp hỗ trợ tài chính cho công ty lên đến 80 triệu nhân dân tệ (11,7 triệu USD) tiền giảm thuế và trợ giá trong hai năm tới.

Công ty cũng cho biết hãng sắp sửa bảo đảm vòng tài trợ vốn mạo hiểm vòng đầu ít nhất 100 triệu nhân dân tệ (14,6 triệu USD) từ các nhà đầu tư trong nước.

Theo công ty, quy trình chế tạo chip 55 nanomét hiện có có nghĩa là công ty có thể cạnh tranh với các con chip FPGA mật độ thấp và trung bình hiện có do các đối thủ Mỹ sản xuất, và công ty sẽ chuyển dịch đến thị trường cao cấp hơn trong năm tới khi tung ra sản phẩm 28 nanomét. Mạch của các con chip càng nhỏ càng gắn được nhiều hơn trên một con chip, nhờ vậy tăng sức mạnh của nó trong khi vẫn giữ lại một kích thước nhỏ.

Gowin cho biết khả năng kết hợp các đơn vị xử lý và các con chip FPGA của họ có thể mở rộng các ứng dụng của họ, và thị trường nói chung, vào các ngành công nghệ non trẻ như robot, máy bay không người lái, xe tự hành và truyền thông 5G.

Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển của Gowin dựa trên kiến trúc phần cứng từ hãng Arm, một hãng thiết kế chip do công ty Softbank của Nhật Bản sở hữu, và dựa trên phần mềm thiết kế mạch của công ty Synopsys của Mỹ. Một trong những mục tiêu của Trung Quốc với sự thúc đẩy công nghệ của đất nước, được thể hiện trong kế hoạch tổng thể “Made in China 2025”, là giảm sự phụ thuộc.

“Vẫn còn một thực tế là sự phát triển chip của Trung Quốc hay bất kỳ nước nào không thể đi đường vòng qua sở hữu trí tuệ của Mỹ,” theo Luo Jun, sáng lập viên Liên minh công nghiệp robot và trang bị thông minh quốc tế – một cơ quan đóng tại Trung Quốc tạo điều kiện cho các trao đổi nghiên cứu xuyên biên giới trong ngành công nghệ tiên tiến.

Trần Bích(theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Startup chip Trung Quốc muốn ‘sừng sỏ’ trong làng bán dẫn