Đảm bảo an ninh nguồn nước đòi hỏi nâng cao năng lực cho tất cả các bên liên quan, từ nhà quản lý đến người sử dụng nước, doanh nghiệp và cộng đồng.
Khoa học - công nghệ

Sử dụng hiệu quả, công bằng và tiết kiệm tài nguyên nước

Thu Anh 05/01/2024 16:59

Đảm bảo an ninh nguồn nước đòi hỏi nâng cao năng lực cho tất cả các bên liên quan, từ nhà quản lý đến người sử dụng nước, doanh nghiệp và cộng đồng.

Thách thức của an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Theo PGS-TS Phạm Quý Nhân (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), trên thế giới hiện nay có nhiều khái niệm an ninh nguồn nước, tùy vào mỗi lĩnh vực nghiên cứu. Bước vào thế kỷ 21, sự gia tăng dân số hiện nay đang tạo sức ép cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, 60 năm trước, dân số thế giới chỉ là 2,5 tỉ người, năm 2000 là 6 tỉ người, năm 2010 gần 7 tỉ người và dự đoán đến năm 2050 sẽ vượt mức 9 tỉ người, kéo theo đó là nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%.

Tình trạng mất an ninh nguồn nước là một mối đe dọa ngày càng tăng đối với nhân loại. Theo phân tích từ chuyên gia, tình trạng mất an toàn nguồn nước đang gia tăng do một số nguyên nhân chính gây ra, như sự gia tăng dân số và mở rộng kinh tế đang khiến nhu cầu nước tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới.

nuoc-2-.jpg
Nhiều thách thức của an ninh nguồn nước ở Việt Nam - Ảnh: Internet

PGS-TS Phạm Quý Nhân đã dẫn chứng trường hợp của Trung Mỹ, hạn hán nghiêm trọng và tình trạng mất an ninh lương thực buộc nhiều nông dân và gia đình rời trang trại di cư đến Hoa Kỳ.

Tại Việt Nam, theo PGS Nhân, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra các thách thức nổi bật của an ninh nguồn nước ở Việt Nam, gồm sự mất cân bằng giữa nhu cầu dùng nước và khả năng trữ nước; sự phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn nước các con sông bên ngoài; Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược sử dụng nước…

Liên quan đến các vấn đề tài nguyên nước đối với lĩnh vực sử dụng nước, theo chuyên gia, nước cho nông nghiệp có tỷ lệ sử dụng nước cao nhất khoảng 75 -78% tổng nhu cầu nước. Các vấn đề chính là hiện nay là sử dụng nước còn lãng phí, sản xuất nông nghiệp thiếu quy hoạch, thiếu tính liên kết; sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ...

Về nước cho cấp nước và vệ sinh thì tiêu chuẩn cấp nước còn thấp, tỷ lệ nước thất thoát tuy đã có cải thiện nhưng vẫn cao. Các công trình cấp nước chính xây dựng kém chất lượng gây mất ổn định trong cấp nước. Phí nước còn chưa phù hợp khiến nhiều công trình cấp nước không được người dân ủng hộ…

Cần có chính sách cho thúc đẩy các giải pháp mới

Theo TS Trương Đức Toàn (Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Thủy lợi), Việt Nam cần tăng cường thể chế chính sách nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, công bằng và tiết kiệm tài nguyên nước.

TS Toàn phân tích rằng trước những thách thức, hiện tại khung thể chế trong quản lý và sử dụng nguồn nước chưa được hoàn thiện trong một số khía cạnh, đặc biệt liên quan đến quyền về nước, chưa xác định được sự ưu tiên trong khai thác và sử dụng nguồn nước.

nuoc.jpg
Nước cho nông nghiệp có tỷ lệ sử dụng nước cao nhất - Ảnh: Internet

Ông Toàn cũng chỉ ra một số vấn đề thể chế cần đổi mới và tăng cường nhằm quản lý và khai thác hiệu quả, tiến tới đảm bảo an ninh nguồn nước. Cụ thể, thiết lập và phân định rõ về mặt thể chế pháp luật và quản lý.

Thiết lập và quy định sự ưu tiên trong cấp và sử dụng nước (cấp nước cho sinh hoạt và các yêu cầu sử dụng nước khác). Hoàn thiện và làm rõ cơ chế phân quyền và xây dựng năng lực quản lý tương xứng cho công tác quản lý nguồn nước và quản lý nước trong các công trình thủy lợi...

Một yêu cầu quan trọng cần lưu ý liên quan đến xây dựng thể chế, TS Toàn cho rằng đó là khả năng thích ứng khi các điều kiện trong thực tiễn thay đổi.

Ngoài ra, theo TS Trương Đức Toàn, một số vấn đề khác có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức liên quan đến an ninh nguồn nước, gồm điều chỉnh các quy định pháp luận hiện hành để thu hẹp những lỗ hổng pháp lý đối với người sử dụng nước và người gây ô nhiễm.

Có chính sách cho thúc đẩy các giải pháp mới như tái sử dụng nước thải đã qua xử lý, thực hiện nền kinh tế tuần hoàn có liên quan đến khai thác và sử dụng nước.

Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành để tránh trùng chéo. Tăng cường thể chế và các chính sách nhằm thu hút và thúc đẩy sự tham gia của lĩnh vực tư nhân trong đầu tư, quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình và nguồn nước…

“Đảm bảo an ninh nguồn nước đòi hỏi nâng cao năng lực cho tất cả các bên liên quan từ nhà quản lý đến người sử dụng nước, doanh nghiệp và cộng đồng thông qua các kế hoạch, hành động mạnh mẽ”, TS Toàn nhấn mạnh.

Bài liên quan
Hai sân bay lớn nhất nước 'lên dây cót' đón lượng khách tăng đột biến dịp Tết Ất Tỵ
Giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hai sân bay lớn nhất nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất sẽ phục vụ lượng khách khủng, ngày cao điểm có thể sẽ lên đến 100.000-150.000 khách.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sử dụng hiệu quả, công bằng và tiết kiệm tài nguyên nước