PGS-TS Bùi Chí Hoàng cho biết linga đào được ở Cát Tiên (Lâm Đồng) hoàn toàn bằng vàng. Linga được trưng bày trong triển lãm Báu vật Khảo cổ học Việt Nam.

Sững sờ trước linga bằng vàng ròng do nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy

Thanh Nien | 12/04/2018, 12:44

PGS-TS Bùi Chí Hoàng cho biết linga đào được ở Cát Tiên (Lâm Đồng) hoàn toàn bằng vàng. Linga được trưng bày trong triển lãm Báu vật Khảo cổ học Việt Nam.

PGS-TS Bùi Chí Hoàng (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) không thể quên khoảnh khắc ông tìm thấy linga vàng tại khu di chỉ Cát Tiên (Lâm Đồng). Khi đó, ông đang đào một kiến trúc ở độ sâu 3 m, và tại đó ông tìm thấy linga vàng này. “Nó là vàng nguyên chất chứ không phải mạ vàng”, ông Hoàng nói.

Cũng theo ông Hoàng, hiện tại mới chỉ đào được linga vàng ở Cát Tiên. Hiện vật này được trưng bày tại triển lãm Báu vật khảo cổ học Việt Nam, tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội từ 12.4 đến hết tháng 7 tới.

Cũng theo ông Bùi Chí Hoàng, trong triển lãm này còn có những hiện vật vàng cũng rất quý giá khác, chẳng hạn các lá vàng. Nó thường được sử dụng trong nghi lễ của Ấn Độ giáo, trước khi bắt đầu xây dựng đền tháp. Những lá vàng có thể có hình voi, hình rắn, hình hoa sen và có cả chữ Sanscrit nữa.

PGS-TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cho biết các hiện vật được trưng bày tại triển lãm lần này cho thấy rõ kỹ thuật của người xưa. Chẳng hạn, kỹ thuật thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh được tôn vinh qua các hạt chuỗi thủy tinh tìm thấy ở Khánh Hòa;... văn hóa Đông Sơn được giới thiệu qua các hiện vật như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai chất liệu đá thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu. Triển lãm còn trưng bày các loại trống đồng như trống đồng Sao Vàng, trống Trường Thịnh… Mộ cổ Châu Can và mũi tên đồng Cổ Loa cũng được trưng bày lần này...

Ngoài ra, triển lãm cũng trưng bày những hiện vật kiến trúc quý như đầu rồng, đầu phượng, ngói được dùng trong hoàng cung…

Theo ông Hoàng, để có được triển lãm này, các hiện vật đã phải gom từ nhiều bảo tàng, trưng bày trong nước. Chẳng hạn, Mukhalinga đã được mượn từ Mỹ Sơn về, hay hiện vật Hoàng Thành Thăng Long cũng do Hà Nội cho mượn. Nhiều hiện vật trong triển lãm xứng đáng làm hồ sơ để trở thành bảo vật quốc gia.

Ông Hoàng cũng cho hay việc thiết kế trưng bày cũng là thành quả của các nhà khảo cổ Việt Nam và người làm bảo tàng Đức. Điều đó cũng lý giải vì sao triển lãm đã thu hút khách trong suốt thời gian trưng bày tại Đức, trước khi được bày tại Việt Nam.

Linga bằng vàng - Ảnh: Bảo tàng lịch sử (BTLS) cung cấp

Hạt chuỗi - Ảnh: BTLS cung cấp

Hạt chuỗi thủy tinh - Ảnh: BTLS cung cấp

Linga thạch anh - Ảnh: BTLS cung cấp

Khuyên tai - Ảnh: BTLS cung cấp

Khuyên tai - Ảnh: BTLS cung cấp

Tượng tu sĩ - Ảnh: BTLS cung cấp

Lá vàng hình voi - Ảnh: BTLS cung cấp

Hạt chuỗi - Ảnh: BTLS cung cấp

Lá vàng - Ảnh: BTLS cung cấp

Gạch men trang trí kiến trúc - Ảnh: BTLS cung cấp

Đầu phượng ở Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh: BTLS cung cấp

Đầu sư tử - Ảnh: BTLS cung cấp

Gạch trang trí kiến trúc - Ảnh: BTLS cung cấp

Tượng nữ quý tộc - Ảnh: BTLS cung cấp

Theo Thanh Niên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sững sờ trước linga bằng vàng ròng do nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy