Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về vụ việc Hà Văn Thắm xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), ngoài sai phạm của Hà Văn Thắm và các đối tượng tại OceanBank, việc góp 800 tỉ đồng tiền vốn của PVN vào OceanBank có dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cá nhân là lãnh đạo tập đoàn.

Tách một phần vụ án OceanBank để điều tra ở giai đoạn 2

Thu Anh | 29/08/2017, 14:05

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về vụ việc Hà Văn Thắm xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), ngoài sai phạm của Hà Văn Thắm và các đối tượng tại OceanBank, việc góp 800 tỉ đồng tiền vốn của PVN vào OceanBank có dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cá nhân là lãnh đạo tập đoàn.

Sáng 29.8, phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) tiếp tục với phần công bố cáo trạng. Theo đó, việc góp 800 tỉđồng tiền vốn của PVN vào Oceanbank có dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cá nhân là lãnh đạo tập đoàn.

Cụ thể, năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) thỏa thuận với Hà Văn Thắm để tập đoàn này tham gia góp 400 tỉ đồng vào OceanBank (tương đương 20%) và cán bộ, nhân viên PVN góp 200 tỉ đồng (tức 10% vốn của OceanBank).Năm 2010, Oceanbank tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỉ đồng nên PVN gửi công văn tới Thủ tướng đề nghị được góp thêm tiền nhằm duy trì tỉ lệ góp vốn 20% và PVN đã chuyển 300 tỉ đồng vào tài khoản của OceanBank.

Tới năm 2011, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (lúc này là Phó TGĐ PVN) ký văn bản gửi Hội đồng thành viên xem xét tăng 100 tỉđồng vốn góp của tập đoàn tại OceanBank. Như vậy, việc góp tiền lần thứ 3 của PVN sang OceanBank có dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cá nhân. Cụ thể, 5 cá nhân thuộc Hội đồng thành viên; Phó TGĐ Nguyễn Xuân Sơn; Trưởng ban Tài chính kế toán Ninh Văn Quỳnh…

Cơ quan điều tra cũng xác định, OceanBank đã chuyển cho cổ đông PVN số tiền cổ tức là hơn 244 tỉ đồng. Số tiền này được hạch toán vào doanh thu hằng năm và hiện đang được giám định tài chính. Tuy nhiên, do thời hạn điều tra bổ sung đã hết nên Cơ quan điều tra Bộ Công an quyết định tách nhóm hành vi góp 800 tỉ đồng của PVN để giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án.

Hành vi tiếp theo cũng được tách ra để xử lý ở giai đoạn 2 của vụ án là liên quan việc lập khống 9 hồ sơ vay 137 tỉ đồng tại OceanBank phòng giao dịch Đào Duy Anh (chi nhánh Hà Nội).Đến nay toàn bộ số tiền nợ gốc đã được thu hồi, gồm OceanBank thu hồi được hơn 26 tỉ đồng tiền gốc và hơn 1,5 tỉ đồng tiền lãi phạt do 2 cá nhân tự thanh lý hợp đồng. Công ty Viptour-Togi chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng hơn 111,8 tỉ đồng.

Liên quan đến khoản vay này có Hà Văn Thắm, Nguyễn Việt Hà (Giám đốc OceanBank Đào Duy Anh), Trần Trung Kiên (nguyên Trưởng phòng) và Nguyễn Anh Tuấn (cán bộ giao dịch). Cơ quan điều tra quyết định tách các hành vi này sang giai đoạn 2 của vụ án cùng với một số khoản vay khác có dấu hiệu vi phạm.

Nhiều tổ chức liên quan

Trong số các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến đại án OceanBank theo danh sách triệu tập của HĐXX, ngoài các doanh nghiệp, còn có Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, báo Năng lượng mới, các trường đại học, viện nghiên cứu, Hội Cựu chiến binh,…

Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có mặt tại phiên tòa là ông Trần Anh Hùng, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh Hải Dương. Ông Hùng thừa ủy quyền của Thống đốc NHNN. Ngoài ra còn có đại diện của các tổ chức như: Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (VNCB); Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh; Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank); Chi nhánh Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương tại Hải Phòng…

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tách một phần vụ án OceanBank để điều tra ở giai đoạn 2