Bức tượng nhà buôn nô lệ Edward Colston đã được trưng bày trước công chúng ở Bristol, Anh sau gần một năm bị kéo đổ bởi những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở thành phố này.

Tại sao bức tượng nhà buôn nô lệ được trưng bày công khai ở Anh?

Đan Thuỳ | 05/06/2021, 13:35

Bức tượng nhà buôn nô lệ Edward Colston đã được trưng bày trước công chúng ở Bristol, Anh sau gần một năm bị kéo đổ bởi những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở thành phố này.

Vào ngày 7.6 năm ngoái, những người biểu tình ủng hộ phong trào Black Lives Matter đã kéo đổ bức tượng ông trùm buôn nô lệ Edward Colston và ném xuống sông trong tiếng reo hò nhảy múa. Nhiều ngày sau đó, bức tượng đồng được Hội đồng thành phố Bristol vớt lên và đưa vào kho.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_210604072035-restricted-file-edward-colston-statue-bristol-june-2020.jpg
Bức tượng Edward Colston bị người biểu tình kéo đổ và vứt xuống sông - Ảnh: CNN 

Hiện nay, bức tượng đã được trưng bày tại bảo tàng M Shed cùng với các biểu ngữ từ các cuộc biểu tình Black Lives Matter để câu chuyện về nô lệ và cuộc chiến vì bình đẳng chủng tộc trong 300 năm trở nên dễ hiểu hơn.

Trên website, bảo tàng M Shed chia sẻ: “Cuộc trưng bày này nhằm bắt đầu một tương lai mới cho bức tượng. Đây cũng là cơ hội để chúng ta biết được sự thật về nguồn gốc, chấp nhận và chia sẻ câu chuyện với những người khác”.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_210604072125-restricted-01-edward-colston-statue-bristol-june-3-2021.jpg

Edward Colston sinh năm 1936 trong một gia đình thương nhân giàu có sở hữu công ty Hoàng gia châu Phi, nơi này nắm độc quyền về việc mua bán nô lệ Tây Phi tại Anh vào thế kỷ 17. Công ty đã vận chuyển hàng chục nghìn người châu Phi qua Đại Tây Dương đến vùng Bắc Mỹ để làm nô lệ tại các đồn điền hoạc trồng thuốc lá. Colston quyên nhiều tiền từ thiện cho địa phương và nhiều quỹ đến nay vẫn còn tồn tại. Điều này giúp tên ông được đặt cho nhiều toà nhà công cộng trong thành phố hay các tổ chức kinh tế, giáo dục. Bức tượng của ông được dựng tại thành phố Bristol từ năm 1896, tuy nhiên những điều này từ lâu đã trở thành nguồn tranh cãi. Một thỉnh nguyện thư thu nhập được 11.000 chữ ký đòi dỡ bỏ bức tượng này.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_210604072505-restricted-02-edward-colston-statue-bristol-june-3-2021.jpg

Sau khi bị kéo đổ, bức tượng đã được thay thế bằng một tác phẩm điêu khắc có kích thước như người thật do nghệ sĩ người Anh Marc Quinn tạo ra. Bức tượng có tên Quyền lực Trỗi dậy, mô tả một phụ nữ da đen với nắm đang giơ lên trời.

Ông Quinn cho biết: “Tôi cam kết phản ánh những gì tôi thấy về sự bất bình đẳng và bất công. Những định kiến cũng như nạn phân biệt chủng tộc”.

Song bức tượng đã không được nhận sự cho phép của chính quyền, nó đã bị Hội đồng thành phố Bristol dỡ bỏ ngay sau đó.

images1406458_a.jpg

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể bảo toàn các di tích, hiện vật lịch sử mô tả các nhân vật thuộc địa như bức tượng nhà buôn nô lệ. Điều này đã trở thành chủ đề tranh luận ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây trong bối cảnh những lời kêu gọi dỡ bỏ chúng ngày càng nhiều từ khi cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc nổ ra trên toàn thế giới sau cái chết của Geogre Floyd vào năm ngoái.

Trước đó, Anh cũng đã từng quyết định dỡ bỏ bức tượng nhà buôn nô lệ Robert Milligan từng được đặt ngoài bảo tàng London Docklands. Khi bức tượng Robert Milligan bị dỡ bỏ, hàng nghìn người cũng tập trung bên ngoài Đại học Oxford để yêu cầu giới chức dỡ bỏ tượng doanh nhân, nhà chính trị theo chủ nghĩa đế quốc Cecil Rhodes.

anh-do-bo-buc-tuong-nha-buon-no-le-robert-milligan.jpg
Bức tượng Robert Milligan - Ảnh: Internet

Ở Mỹ, một chuỗi các bức tượng tôn vinh Liên minh Miền Nam đã bị chính quyền dỡ bỏ vì có liên quan đến việc buôn bán nô lệ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao bức tượng nhà buôn nô lệ được trưng bày công khai ở Anh?