Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính từ tâm hệ mặt trời. Sao Thổ là cách gọi của chúng ta theo tiếng Hán từ Thổ tinh (sao đất). Tiếng là Thổ, là đất nhưng nơi đây không có mảnh đất nào cho con người.

Tại sao con người không thể sống trên sao Thổ duyên dáng?

Một Thế Giới | 19/09/2015, 14:16

Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính từ tâm hệ mặt trời. Sao Thổ là cách gọi của chúng ta theo tiếng Hán từ Thổ tinh (sao đất). Tiếng là Thổ, là đất nhưng nơi đây không có mảnh đất nào cho con người.

Kỳ 1: Tại sao con người không thể sống trên sao Mộc vĩ đại?
Không chốn đặt chân

Sao Thổ sở hữu vẻ đẹp duyên dáng nếu nhìn ở khoảng cách như chúng ta nhìn từ trái đất lên mặt Trăng (400.000 cây số). Nó có một vành đai dịu dàng ôm lấy kích thước khổng lồ của mình. Sao Thổ là gã to xác thứ 2 trong số những đứa con của hệ mặt trời, chỉ sau bé bự Sao Mộc.

Sao Thổ có đường kính trung bình gần khoảng 9 lần so với Trái đất, trong khi đường kính sao Mộc khoảng 11 lần so với Trái đất. Dù vậy, nhưng Sao Thổ nhẹ ký hơn nhiều so với Sao Mộc. Nếu sao Mộc có khối lượng gấp hơn 300 lần so với Trái đất thì sao Thổ chỉ nặng hơn gần 100 lần.

Xét về khối lượng riêng tính trên thể tích trung bình thì sao Thổ nhẹ nhất hệ mặt trời (0,687g/cm3). Nó cũng giống như sao Mộc khi là một ngôi sao khí khổng lồ, không có bề mặt xác định và đương nhiên là không thể có chỗ cho các phi hành gia đứng hay cho tàu đổ bộ.

Đó là địa ngục

Nếu có một phép màu khiến bề mặt sao Thổ trở nên vững trãi như Trái đất thì ta có thể đi lại trên đó như ở Trái đất mà không gặp vấn đề về lực hấp dẫn. Do khối lượng lớn hơn gần 100 lần nhưng đường kính cũng lớn hơn 9 lần Trái đất nên lực hấp dẫn tương đương nhau.

Chỉ có điều trên “bề mặt” của Sao Thổ khi đó rất lạnh vì nó ở cách xa Mặt trời khoảng 10 lần so với Mặt trời cách trái đất. Nhiệt độ trung bình của khí quyển Sao Thổ khoảng âm gần 200 độ C.
sao Tho
 Nhìn sao Thổ từ mặt trăng Titan

Nếu có thể xuống tới lõi rắn của Sao Thổ thì lúc này, bạn chịu áp lực kinh khủng từ cột khí cao hàng chục ngàn cây số phía trên cộng với áp lực từ lớp chất hidro và heli hóa lỏng. Ngoài ra, do áp lực lớn nên nhiệt độ ở lõi sao Thổ rất cao, lên đến hàng nghìn độ và nó không hợp cho bất kỳ thiết bị nhân tạo nào của con người chứ đừng nói là chúng ta.

Nhưng vẫn có thiên đường ở mặt trăng của sao Thổ

Tuy sao Thổ là một nơi không chốn đặt chân nhưng các mặt trăng của nó lại là nơi thú vị mà chúng ta có thể mơ đặt chân xuống, đặc biệt là Titan. Titan có đường kính bằng 0,4 lần Trái đất và có một lớp khí quyển rất dày giàu Nito.

Năm 2005, tàu vũ trụ của ESA đã đổ bộ xuống Titan và đây là lần đổ bộ xa nhất của tàu vũ trụ lên một thiên thể. Tại đây, robot chụp được một số hình ảnh của bề mặt titan khiến người ta tin rằng nó có nhiều yếu tổ giống với Trái đất. Tất nhiên, cuộc sống trên Titan không hề dễ dàng vì nơi đây quá lạnh nhưng nó là điểm di cư lý tưởng vào 5-6 tỷ năm nữa, khi mặt trời hóa thành sao đỏ khổng lồ, nuốt chửng trái đất.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao con người không thể sống trên sao Thổ duyên dáng?