Vào Chủ nhật tới, các cử tri Pháp sẽ đi bầu cử chọn nhà lãnh đạo mới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang gặp thách thức lớn khi ứng viên được coi là "người thân Putin" đang lên điểm như diều.

Tại sao “Người thân Putin” lên điểm như diều trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp?

Anh Tú | 05/04/2022, 06:46

Vào Chủ nhật tới, các cử tri Pháp sẽ đi bầu cử chọn nhà lãnh đạo mới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang gặp thách thức lớn khi ứng viên được coi là "người thân Putin" đang lên điểm như diều.

Phe hữu khuynh ở châu Âu từ lâu nay đã say mê Tổng thống Nga Vladimir Putin, với các thủ lĩnh cánh hữu gọi ông là “một người yêu nước thực sự” và “người bảo vệ các giá trị châu Âu”, thậm chí là “chính khách giỏi nhất trên trái đất”.

Họ và ông Putin có thể dị sàng nhưng đồng mộng và còn hơn thế nữa - họ đang say mê nhau, mặc dù là một tình yêu bị phương Tây ngăn cấm, giờ đây ông Putin đã trở thành một người được mến mộ với phe cánh hữu ở khắp châu Âu.

Việc Nga tiến quân vào Ukraine đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu chống lại Putin, nhưng ảnh hưởng của nó đối với phe cánh hữu cho đến nay là không đáng kể, kể cả ở Pháp, quốc gia sẽ tổ chức vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống vào Chủ nhật sau.

Lãnh đạo phe đối lập của Pháp là bà Marine Le Pen, đã tăng điểm trong các cuộc thăm dò bất chấp sự ủng hộ và ngưỡng mộ liên tục của bà dành cho nhà lãnh đạo Nga.

Gần như chắc chắn bà Le Pen sẽ lọt vào vòng hai. Không những vậy, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy lãnh đạo đảng Tập hợp vì Quốc gia đang thu hẹp khoảng cách với Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron.

Và đây không phải là lần đầu tiên con số của bà được cải thiện bất chấp mối quan hệ của bà với Putin.

Năm 2014, Le Pen tán thành cuộc trưng cầu dân ý của Điện Kremlin tại Crimea để Nga sáp nhập bán đảo này. Vào năm 2015, báo Pháp cáo buộc về một khoản 9 triệu euro mà Nga cho đảng của bà Le Pen vay nhưng chưa bao giờ đưa ra được bằng chứng.

Bất chấp tất cả những điều cáo buộc này, bà Le Pen vẫn tiếp tục vươn lên trong các cuộc thăm dò và đủ điều kiện để lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống năm 2017. Trong cuộc bỏ phiếu, bà Le Pen đã có gần như gấp đôi con số mà cha bà, Jean Marie Le Pen, đạt được hồi năm 2002. Cách đây 5 năm, bà Le Pen nhận được 34% phiếu bầu. Và nếu các cuộc thăm dò vẫn theo xu hướng hiện giờ, bà Le Pen có thể sẽ tăng gấp ba lần số phiếu ủng hộ vào trong cuộc bỏ phiếu năm nay.

Theo kết quả các cuộc thăm dò mới nhất về ý định bỏ phiếu của cử tri, giống như vào năm 2017, lọt vào vòng hai vẫn sẽ là tổng thống Macron và lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia Marine Le Pen, nhưng khoảng cách giữa hai ứng cử viên đang thu ngắn. Theo dự tính, ông Macron chỉ còn dẫn bà Le Pen 6 điểm: 53% so với 47%. Với cách biệt này, nếu tính đến sai số trong các thăm dò, như vậy là ứng cử viên cực hữu có khả năng giành chiến thắng.

Hai thập kỷ trước, nước Pháp đã vô cùng sốc trước một ứng cử viên cực hữu lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống mà thành công Le Pen cha đã khiến đa số "bị tai tiếng" đoàn kết lại sau đương nhiệm Jacques Chirac. Ngày nay, hầu như không ai bị sốc hoặc ngạc nhiên trước việc Marine Le Pen sẽ đối đầu với Tổng thống Macron.

Bà Le Pen đã ủng hộ Putin kể từ khi tiếp quản đảng của cha bà vào năm 2011. Dù bà Le Pen tạm "tạo khoảng cách" với Putin sau khi Tổng thống Nga “vượt qua ranh giới đỏ” bằng cách tiến quân vào Ukraine, thì bà cũng chỉ “thay đổi một phần” suy nghĩ của mình về nhà lãnh đạo Nga.

Điều tương tự cũng xảy ra với ứng cử viên tổng thống hữu khuynh, Eric Zemmour, người vào năm 2018 đã mong muốn có một "Putin của Pháp" - một người có thể đứng lên chống lại giới tinh hoa trí thức và đảo ngược sự suy tàn của nước Pháp. Ông có thể đã lên án cuộc tiến quân của Nga, nhưng ông cũng tuyên bố rằng "nếu Putin có tội, phương Tây phải chịu trách nhiệm" về cuộc chiến Ukraine.

Hai ứng cử viên cánh hữu này ước tính nhận được sự ủng hộ của gần 1/3 cử tri Pháp, cao hơn nhiều so với sự ủng hộ dự kiến ​​dành cho Macron trong vòng đầu tiên.

Vậy, điều gì đã giúp những ứng cử viên được cho là ủng hộ Putin tại Pháp, tạo ra thu hút? Và tại sao Le Pen tiếp tục leo hạng trong các cuộc thăm dò mặc dù bà đã có mối quan hệ thân thiết với Moscow?

Người cánh hữu Pháp đang mong mỏi được thấy sự pha trộn của Putin giữa chủ nghĩa dân tộc chuyên chế, chủ nghĩa xã hội bảo thủ và bảo vệ giá trị truyền thống Cơ đốc giáo trên khắp châu Âu. Họ tin rằng các nước châu Âu đã từ bỏ tất cả những điều đó để ủng hộ "Liên minh châu Âu quái dị", chủ nghĩa xã hội tự do và nhập cư không có kiểm soát, đáng chú ý là từ các quốc gia Hồi giáo.

Le Pen có cùng thế giới quan với Putin và Trump: Bà tin rằng một quốc gia vĩ đại sẽ làm những gì họ phải - mặc dù đôi khi sắt đá - để trở nên vĩ đại.

Và giống như Putin và Trump, bà Le Pen khai thác những lỗ hổng của các gia đình thuộc tầng lớp lao động, những người bị ám ảnh vì công việc bấp bênh, mất an ninh cá nhân và bị gạt ra ngoài lề xã hội và kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, những người ở đáy xã hội đổ lỗi cho chủ nghĩa tự do, toàn cầu hóa và nhập cư là nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh của họ.

Một nghiên cứu đáng chú ý về các mô hình bỏ phiếu ở khu vực Paris vào năm 2017 đã chỉ ra rằng những người càng gần Paris bằng tàu hỏa thì càng có nhiều khả năng bỏ phiếu cho Macron, và những người ở xa nhất và ít kết nối nhất đã bỏ phiếu đa số cho Le Pen với sự thay đổi đáng chú ý sau mỗi năm km.

Phân khúc dân số đó, chủ yếu dựa vào phương tiện giao thông cá nhân, đã tạo ra cuộc nổi dậy áo vàng vào năm 2018, phản đối quyết liệt chống lại giá nhiên liệu cao hơn, khó khăn kinh tế, gia tăng bất bình đẳng và thành lập chính trị trong khi chế nhạo các nhà hoạt động môi trường.

Đối với đa số cử tri Pháp, những “thất bại” trong nước của Macron là điểm xấu lớn hơn những nỗ lực ghi điểm ở châu Âu và quốc tế của ông. Giống như những người châu Âu khác, cử tri Pháp chủ yếu bị thúc đẩy bởi những mối bận tâm trong nước chứ không phải nước ngoài. Và khi họ nói "bất kỳ ai trừ Macron" thì đó cũng có thể là chọn bỏ phiếu trên thực tế cho các ứng cử viên chống lại Macron, dù là cánh hữu.

Những ứng cử viên theo chủ nghĩa dân túy này đã biến sự tức giận thành một loại hình nghệ thuật; than thở về một nước Pháp “vô hồn”, “tự sát” đang sa sút. Sự u ám và diệt vong của họ đã tác động cho khoảng 75% dân số Pháp, những người tin rằng đà suy thoái của Pháp là không thể đảo ngược, ngay cả khi nghịch lý là 78 % trong số họ nói rằng họ hài lòng khi nền kinh tế phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Chỉ còn một tuần nữa là đến cuộc bầu cử, Macron đã cảnh báo người Pháp phải chống lại một chiến thắng của cực hữu nếu tỷ lệ cử tri đi bầu thấp, tuyên bố lựa chọn khiến ông thất cử sẽ đưa nước Pháp đến chủ nghĩa phát xít.

Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn, ẩn số lớn nhất của cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm nay chính là tỷ lệ cử tri không đi bầu và những ngày cuối cùng trước vòng một sẽ quyết định kết quả chung cuộc, vì rất nhiều người đến giờ chót mới dứt khoát bỏ phiếu cho ai. Nhiều chuyên gia dự báo là tỷ lệ cử tri không bỏ phiếu sẽ phá kỷ lục 28,4% của vòng một bầu cử tổng thống năm 2002.

Lời cảnh báo của Macron là một tối hậu thư muộn mằn cho một quốc gia đa dạng về tài năng và ý tưởng.

Tuy nhiên, mặc dù Pháp có thể mong muốn và xứng đáng có được lãnh đạo tốt hơn "Macron và chủ nghĩa Macro", nhưng nước này sẽ không dễ tìm thấy sự thịnh vượng và an ninh khi tìm được một "Putin của nước Pháp" hay một người theo Chủ nghĩa Putin.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
13 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao “Người thân Putin” lên điểm như diều trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp?