Bảo tồn động vật không đúng cách sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như vụ việc 8 con tê giác đen bị chết vì ngộ độc muối khi đang được di chuyển sang khu bảo tồn mới tại Kenya.

Tám con tê giác đen cực hiếm bị chết vì ngộ độc muối

15/07/2018, 17:10

Bảo tồn động vật không đúng cách sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như vụ việc 8 con tê giác đen bị chết vì ngộ độc muối khi đang được di chuyển sang khu bảo tồn mới tại Kenya.

Một con tê giác đen được chích thuốc ngủ trước khi di chuyển sang khu bảo tồn mới ở Kenya - Ảnh: Independent

8/11 con tê giác đen cực hiếm đã chết sau khi được nhân viên bảo tồn di chuyển hàng trăm dặm xuyên Kenya để đến một khu bảo tồn mới.

Vụ việc này được một tả là "một thảm họa hoàn toàn" đối với các nhà bảo tồn khi số lượng cá thể của loài tê giác đen còn cực kỳ ít, chỉ khoảng 5.000 cá thể trên khắp châu Phi.

Theo điều tra ban đầu, những con tê giác quý hiếm đã thiệt mạng vì ngộ độc muối. Các quan chức bảo tồn tại Kenya đang điều tra xem liệu có bất kỳ sơ suất nào của các nhân viên bảo tồn đằng sau cái chết của các con vật quý hiếm tại Công viên quốc gia Tsavo East hay không. Công viên quốc gia Tsavo East đang được Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) hỗ trợ vốn cũng như kinh nghiệm để bảo tồn các loài động vật quý như tê giác đen.

Bộ trưởng Du lịch Kenya Najib Balala ngày 13.7 đã thông báo dừng việc di chuyển loài tê giác để chờ các chuyên gia tư vấn độc lập đưa ra kết luận xung quanh cái chết của 8 con tê giác xấu số.

Tê giác đen (Diceros bicornis) là một loài động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ (Perissodactyla) sinh sống tại các khu vực miền đông và trung châu Phi bao gồm Kenya, Tanzania, Cameroon, Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Zimbabwe. Tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia). Ngược lại với ý kiến phổ biến cho rằng người ta dùng nó nhiều để làm thuốc kích thích tình dục, trên thực tế chỉ có một lượng nhỏ sừng tê giác đen được sử dụng như vậy.

Tê giác đen có 2 sừng (một số có 3 sừng), có kích thước nhỏ hơn loài tê giác trắng và có môi trên nhọn có thể cầm nắm được, được chúng dùng để ăn lá và cành non. Tê giác trắng có các môi vuông để ăn cỏ.

Ái Vi (theo Independent)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tám con tê giác đen cực hiếm bị chết vì ngộ độc muối