11 hộ dân với khoảng 50 con người vẫn từng ngày sống lay lắt bên triền đồi thuộc thôn Tân Quang, xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Qua 3 thế hệ, họ vẫn đau nỗi đau sống "chui" trên chính mảnh đất mà mình đã cắm rễ hàng chục năm.

Tân Quang-xóm nghèo lay lắt thời 'hậu lâm trường'

Lê Đình Dũng | 12/07/2017, 14:13

11 hộ dân với khoảng 50 con người vẫn từng ngày sống lay lắt bên triền đồi thuộc thôn Tân Quang, xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Qua 3 thế hệ, họ vẫn đau nỗi đau sống "chui" trên chính mảnh đất mà mình đã cắm rễ hàng chục năm.

Bị "bỏ rơi"

Đón chúng tôi trên triền dốc, ông Đặng Phúc Quýnh (78 tuổi) phải mất gần 10 phút lắc lư trên chiếc xe máy theo con đường quanh co dẫn vào nhà. Kể ra thì cái xóm này cũng không xa lắm tính từ trung tâm xã đi vào, nhưng nó nằm biệt lập dưới những quả đồi đan xen sau một quãng đồng trống trải.

Trong căn nhà tuềnh toàng của ông Nguyễn Hoàng Thân (thôn Tân Quang, xã Đức Lạng) có khoảng chục người cả già lẫn trẻ đang ngồi chờ khách. Nguồn gốc của cái xóm này được ông Quýnh kể lại với một giọng trầm buồn xen lẫnvài tiếng thở dài.

Những người công nhân về hưu nay đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn "sống chui" trên mảnh đất của mình

Từ năm 1975, những công nhân của Lâm trường Đức Thọvốn là người xuất xứ từ các xã trong huyện, bắt đầu lên vùng rừng này khi đó đang còn heo hút, để thực hiện công cuộc trồng rừng sản xuất. Đến năm 1986, lâm trường khoanh một vùng đất để cho công nhân dựng nhà sống tập trung. Lúc này có 11 hộ gia đình công nhân được giao đất theo mô hình vườn hộ, được phép dựng nhà và sản xuất hoa màu trên mảnh đất xung quanh nhà. Nhưng mãi đến năm 1994 thì các hộ dân này mới chính thức được công nhận vườn hộ bằng một sơ đồ mặt bằng có diện tích cụ thể và con dấu xác nhận của lâm trường. Cũng từ đây, 11 hộ gia đình công nhân này được lâm trường giao rừng để bảo vệ, chăm sóc và thu hoạch nhựa thông, được lâm trường trả công theo tỉ lệ diện tích được giao.

Ông Nguyễn Văn Học, một trong những phụ lão của xóm này kểtiếp câu chuyện: “Đến năm 2009 thì lâm trường giải thể, toàn bộ đất rừng của lâm trường được sáp nhập về Công ty cao su Hương Khê. Từ lúc đó chúng tôi không còn rừng để bảo vệ và thu hoạch sản phẩm, nguốn sống từ rừng cũng mất đi. 11 hộ dân chúng tôi như những đứa con bị bỏ rơi, tự tìm đường mưu sinh trong khi không có đất nông nghiệp. Bây giờ lương hưu công nhân của chúng tôi được hơn một triệu mỗi tháng, còn con cái thì không nghề nghiệp”.

Ông Nguyễn Văn Học kể lại câu chuyện bị lâm trường "bỏ rơi"

Theo những người từng bán tuổi xuân cho lâm trường, hiện tại họ có con, cháu đều sinh ra trên mảnh đất này mà không có nghề nghiệp ổn định. Vì đời sống khó khăn, thu nhập bấp bênh nên con cái cũng không được học hành tử tế, lớn lên người thì đi làm thuê cho công ty cao su, người thì vào miền Nam làm công nhân ở các khu công nghiệp.

Hồi tưởng lại quãng thời gian làm công nhân cho lâm trường, ông Học nói: “Có những lúc chúng tôi đi phun thuốc trừ sâu cho cây thông mà thuốc dính vào áo đến nỗi con kiến bò lên áo cũng bị say thuốc mà chết. Vất vả và độc hại đến vậy mà đến giờ già rồi vẫn chưa có gì, ngay cả mảnh đất được giao cho khai hoang dựng nhà vẫn chưa được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)”.

Sống "chui"trên đất của mình

Những người dân nơi đây đang rơi vào một sự khó khăn đến bế tắc trong việc tìm lối thoát nghèo. Từ khi bị lâm trường ‘bỏ rơi’, 11 hộ dân vẫn phải bám trụ lại nơi đồi núi này với nhiều nghề mưu sinh theo thời vụ, chủ yếu là đi làm thuê. Nhiều gia đình có con trai, con gái đã lớn, đã lập gia đình rồi sinh con, cũng dựng nhà để ở trên phần đất của cha mẹ chưa có sổ đỏ.

Chị Nguyễn Thị Hoa Mai lo lắng về tương lai con cái của mình khi trước mắt không có sinh kế khả quan

Ông Nguyễn Phúc Quýnh nói: “Trước đây chúng tôi cứ tưởng rằng đất được lâm trường giao cho mình ở hàng chục năm nay thì khi lâm trường giải thể, đất được trả lại cho xã quản lý thì chúng tôi sẽ được chính quyền cấp sổ đỏ mà không phải tốn kém gì. Nhưng nay lại thấy giấy thông báo của chi cục thuế gửi về yêu cầu nộp thuế trước bạ để cấp sổ đỏ. Tính bình quân mỗi hộ phải nộp khoảng 11 triệu đồng, đó là khoản tiền rất lớn đối với chúng tôi”.

“Vậy là hàng chục năm nay chúng tôi như sống ‘chui’ trên đất của mình”, ông Học thở dài ngao ngán.

Những hộ dân ở đây rơi vào bế tắc vì họ không có đất nông nghiệp để trồng cây lương thực. Phần đất xung quanh nhà ở của mỗi hộ tuy rộng nhưng chủ yếu là đất đồi cằn cỗi, một phần ít chỉ trồng được cây ngô, cây đậu, cho thu nhập không đáng kể.

Chị Phan Thị Hoa Mai, Hội trưởng Hội phụ nữ thôn Tân Quang, cũng là một trong những công nhân thế hệ đầu của xóm này buồn bã cho biết: “Chúng tôi muốn phát triển kinh tế bằng cách đầu tư nuôi lợn, gà cũng không thực hiện được vì không có vốn. Nếu như có sổ đỏ thì có thể thế chấp ngân hàng vay vài chục triệu cũng có thể đầu tư dần dần, nhưng hiện tại chúng tôi không có gì để thế chấp. Muốn cho con cái học hành đến nơi đến chốn cũng phải đi vay mượn từ bà con ở nơi khác chứ ở đây không biết làm gì ra tiền bằng tay không”.

Những đứa trẻ có cha mẹ đi làm thuê chưa biết được tương lai của mình sẽ như thế nào

Chỉ 2 đứa cháu nhỏ khoảng 4 tuổi ngồi đu đưa trên võng, ông Nguyễn Hoàng Thân nói: “Đó là một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại của tôi. Đứa cháu nội thì cha mẹ nó đi làm công nhân ở miền Nam vàgửi lại cho vợ chồng tôi chăm sóc. Còn đứa cháu ngoại thì bố nó đi khoan giếng thuê, mẹ bận chăm em nhỏ nên suốt ngày quanh quẩn ở đây. Cuộc sống của chúng tôi bị vây chặt trong cái xóm núi này đã hàng chục năm nay, không biết rồi tương lai của bọn trẻ này sẽ như thế nào”.

11 hộ, mỗi hộ có khoảng 4-5 nhân khẩu đang vật lộn với cái khó, không có nổi tấm sổ đỏ để chính danh sở hữu đất ở, để cầm cố lấy tiền đầu tư thay đổi cuộc sống và tìm tương lai cho thế hệ con trẻ.

Ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng cho hay, vào năm 2015, khi Công ty cao su Hương Khê bàn giao khu vực đất của 11 hộ dân này sinh sống về cho xã quản lý, chính quyền huyện và xã đã về đo đạc, khảo sát để làm thủ tục cấp sổ đỏ cho các hộ này.

Những ngôi nhà nằm lay lắt ở xóm “con rơi”

Theo ông Hiệp, xã chỉ có trách nhiệm hướng dẫn và lập hồ sơ đất, còn việc căn cứ mốc giao đất và áp thuế theo mức nào là do cơ quan cấp huyện và cơ quan thuế quyết định.

“Thực chất thì những hộ dân này cũng khó khăn, lần trước cán bộ Phòng TN&MT về khảo sát cũng công nhận là họ khó khăn thật. Nhưng xã không có thẩm quyền để xét miễn giảm thuế đất, hiện họ chỉ có thể được giảm thuế theo chính sách hộ nghèo hoặc chế độ chính sách khác nếu có. Chúng tôi sẽ đi kiểm tra lại và tìm hiểu nguyện vọng của người dân ở đó, trong phạm vi có thể, xã sẽ xem xét đề xuất với huyện hỗ trợ họ bằng các hình thức sinh kế”, ông Hiệp nói.

Quang Cường
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tân Quang-xóm nghèo lay lắt thời 'hậu lâm trường'