Trong lúc doanh nghiệp đang “nhấp nhổm” như ngồi đống lửa khi thời hạn tăng lương đã đến rất gần thì Tổng liên đoàn Lao động vẫn giữ nguyên quan điểm, rằng mức tăng lương đề xuất 350.000 - 550.000 đồng trong năm 2016 không hề ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2016: Đừng cò kè với người lao động

Một Thế Giới | 14/08/2015, 16:04

Trong lúc doanh nghiệp đang “nhấp nhổm” như ngồi đống lửa khi thời hạn tăng lương đã đến rất gần thì Tổng liên đoàn Lao động vẫn giữ nguyên quan điểm, rằng mức tăng lương đề xuất 350.000 - 550.000 đồng trong năm 2016 không hề ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Khó đi đến sự thống nhất

Như thường niên, tại các cuộc họp Hội đồng Tiền lương quốc gia luôn khó có sự thống nhất từ đại diện doanh nghiệp và cơ quan bảo vệ quyền lợi người lao động. Đại diện một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động cho rằng nếu đề xuất tăng lương 16% như hiện nay được áp dụng sẽ khiến các chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn… tăng đáng kể. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong thời buổi kinh tế suy giảm như hiện nay.

Chính vì thế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra mức tăng lương tối thiểu khoảng 10%. VCCI đã đưa ra số liệu và chứng minh việc tăng lương cho người lao động phụ thuộc cơ bản vào năng suất lao động, khi năng suất lao động thấp mà tăng lương tối thiểu đến 16% sẽ làm cấu trúc của nền kinh tế lệch lạc.

tang luong toi thieu, luong toi thieu vung 2016
 Chênh lệch quá lớn giữa các mức đề xuất tăng lương khiến cuộc họp Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa qua khó có sự thống nhất
Dẫu vậy, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn kiên quyết giữ nguyên đề xuất với Hội đồng Tiền lương quốc gia về mức lương tối thiểu vùng năm 2016, dự kiến sẽ được tăng từ 350.000 - 550.000 đồng. Con số này dựa vào dự báo về chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%/năm, tăng trưởng kinh tế khoảng 6%/năm và năng suất lao động xã hội tăng khoảng 3-3,5%/năm.  Đồng thời, Tổng liên đoàn cũng dựa vào Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành để đưa ra đề xuất.

Tổng liên đoàn đã thực hiện khảo sát 1.600 lao động thuộc các ngành dệt may, giày da, giao thông vận tải, cơ khí, điện tử tại 10 tỉnh thành với 60 doanh nghiệp thuộc 4 vùng lương. Kết quả cho thấy 20% lao động không đủ sống, 31% phải chi tiêu tằn tiện, 41% vừa đủ trang trải và chỉ 8% có tích lũy. Mức chi tiêu trung bình của người lao động phải nuôi con là hơn 4,2 triệu đồng/tháng, tăng 3,6% so với năm 2014.

“Đừng cò kè với người lao động”

Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định người lao động cần doanh nghiệp, và doanh nghiệp cũng rất cần người lao động. Thời điểm kinh tế khó khăn, công đoàn đã rất chia sẻ với doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận rằng hiện nay người lao động đang quá cơ cực.

tang luong toi thieu, luong toi thieu vung 2016
 Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 
Ông Mai Đức Chính nói: “Năm ngoái kinh tế khó khăn, chúng ta tăng được 400 ngàn đồng thì năm nay kinh tế khá hơn thì không lý gì tăng thấp hơn. Chúng tôi bảo vệ quan điểm của mình cũng là để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Lúc nào cũng nói người lao động là vốn quý của doanh nghiệp, thế nhưng khi tăng lương thì lại cò kè. Vậy vốn quý ở chỗ nào. Đây chỉ là những lời sáo rỗng”.

Cũng theo ông Mai Đức Chính, mức tăng lương tối thiểu vùng từ 350.000 - 550.000 đồng trong năm 2016 sẽ không ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Ông Mai Đức Chính cho biết: “Hiện nay, rất nhiều công nhân chấp nhận đi làm tăng ca không phải vì mục đích tích lũy thêm tiền mà việc tăng ca để đủ sống là việc bất khả kháng”. Ông Chính cũng khẳng định, so với các nước Đông Nam Á, tiền lương của người lao động Việt Nam chỉ cao hơn Lào và Campuchia.

Bá Nguyễn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 5
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng lương tối thiểu vùng năm 2016: Đừng cò kè với người lao động