Tập đoàn Năng lượng Repsol mong muốn không chỉ sở hữu cổ phần tại BSR mà còn tham gia sâu hơn vào công tác quản trị, điều hành, thương mại, mua bán dầu thô...

Tập đoàn năng lượng Tây Ban Nha muốn mua cổ phần, điều hành Lọc hóa dầu Bình Sơn

tuyetnhung | 08/11/2017, 20:23

Tập đoàn Năng lượng Repsol mong muốn không chỉ sở hữu cổ phần tại BSR mà còn tham gia sâu hơn vào công tác quản trị, điều hành, thương mại, mua bán dầu thô...

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị vận hàng nhà máy lọc dầu Dung Quất mới đây cho biết Tập đoàn Năng lượng Repsol của Tây Ban Nha đã tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư với BSR.

Cụ thể, đại diện Tập đoàn Năng lượng Repsol cho biết hiện lĩnh vực khâu sau của Repsol đang phát triển mạnh ở Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc và Mexico. Năng lực lọc dầu của Repsol đạt khoảng 890.000 thùng/ngày, chiếm 58% sản lượng toàn Tây Ban Nha (khoảng 1.536.000 thùng/ngày). Hiện Repsol có các dự án, hoạt động dầu khí ở 37 quốc gia.

Tại khu vực Đông Nam châu Á, Repsol đang hoạt động dầu khí tại Úc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Trong những năm gần đây, Repsol đã đầu tư hơn 4 tỉ Euro vào các nhà máy lọc dầu.

Đáng chú ý, tập đoàn này mong muốn không chỉ sở hữu cổ phần tại BSR mà còn tham gia sâu hơn vào công tác quản trị, điều hành, thương mại, mua bán dầu thô...

Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên cho biết hợp tác dầu khí giữa BSR với các tập đoàn Tây Ban Nha đã có trong lịch sử. Giữa năm 2005, Hợp đồng EPC 1+4 và 2+3 xây dựng NMLD Dung Quất được ký giữa Petrovietnam và Tổ hợp nhà thầu Technip, trong đó có Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha) cùng các Công ty Technip France (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia), JGC (Nhật Bản). Tập đoàn Năng lượng Repsol cũng đã có một số dự án thượng nguồn ở thềm lục địa Việt Nam.

Đại diện BSR cho biết thời gian qua có nhiều đối tác trong nước và quốc tế đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư trong quá trình cổ phần hoá và bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty. Trong đó, Tập đoàn Tín Thành là một trong những đối tác đến tìm hiểu hồi cuối tháng 10 vừa qua.

Tập đoàn Tín Thành cho biết sẽ xem xét mua cổ phần của BSR đến 5% (khoảng 2.000 tỉ đồng) trong năm 2017. Trong vòng 12 tháng sau khi IPO, Tín Thành đề xuất BSR trình Thủ tướng Chính phủ phương án trở thành cổ đông chiến lược và được mua đến 55% cổ phần.

Trước đó, BSR được Bộ Công Thương định giá 72.879 tỉ đồng, (tương đương 3,2 tỉ USD). Nếu muốn trở thành cổ đông chiến lược của BSR, Tín Thành phải có số tiền 40.000 tỉ đồng.

Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh BSR 10 tháng qua, Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên cho biết: Giá dầu thô bình quân trong năm nay khoảng 52,44 USD/thùng. Sản lượng sản xuất đạt 4,9 triệu tấn; tiêu thụ 4,9 triệu tấn. Doanh thu đạt 63,3 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 7,44 nghìn tỉ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE là 16,09% (9 tháng 2016 là 3,66%); Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS là 10,07% (9 tháng 2016 là 2,24%); Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA là 9,1% (9 tháng 2016 là 2,02%).

Đối với công tác cổ phần hóa, BSR dự kiến sẽ IPO trong quý 1/2018 theo kế hoạch. Hiện tại BSR đang đẩy mạnh công tác truyền thông, xây dựng kế hoạch IPO, gửi Thư mời nhà đầu tư tham gia mua cổ phần và đầu tư vào BSR đến các nhà đầu tư là các Ngân hàng, các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Bộ Công Thương đã phê duyệt giá trị doanh nghiệp BSR để cổ phần hóa là hơn 72.000 tỉ đồng - tương đương 3,2 tỉ USD. Đây là giá trị doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, vì vậy BSR mong muốn hợp tác với đối tác nước ngoài để tìm đối tác chiến lược, thúc đẩy năng lực sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập đoàn năng lượng Tây Ban Nha muốn mua cổ phần, điều hành Lọc hóa dầu Bình Sơn