Nhận định trên được tỉ phú Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba đưa ra tại Diễn đàn thanh toán điện tử VEPF 2017 ngày 6.11.

Tỉ phú Jack Ma: Thanh toán tiền mặt là cơ hội cho tham nhũng

tuyetnhung | 06/11/2017, 13:19

Nhận định trên được tỉ phú Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba đưa ra tại Diễn đàn thanh toán điện tử VEPF 2017 ngày 6.11.

Tỉ phú Jack Ma cho rằng hiện nay, doanh nghiệp quan tâm rất nhiều đến bảo mật, vì đây là yếu tố sống còn của họ.Tuy nhiênvới Việt Nam, vị tỉ phúnày nhìn nhận cònnhiều vấn đề về bảo mật bởi hiện tỷ lệ dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn quá lớn.

"Nếu để tiền mặt trong ví sẽ dễ tạo cơ hội cho lừa đảo, tham nhũng, bị móc túi... Còn nếu không dùng ví, những kẻ móc túi sẽ thất nghiệp hết", tỉ phú Jack Manói.

Thay vào dùng tiền mặt, ông cho rằng chỉ cần dùng điện thoại di động với công nghệ nhân trắc học sẽ an toàn, dễ dàng lần ra hành vi lừa đảo (nếu có) vì tất cả dữ liệu giao dịch đều được "ghi chép" lại.

Chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để tăng niềm tin của người dùng đối với thanh toán điện tử, tỉ phú Jack Ma nói: "Alibaba cam kết nếu các bạn mất tiền là tôi sẽ đền lại. Nếu bạn mất 1 USD thì tôi sẽ đền 1 USD, mất 1 triệu USD sẽ đền 1 triệu USD. Nếu thanh toán điện tử thì là 1 USD nhưng nếu COD thì là 50 USD.Ở Việt Nam, chúng tôi nghĩ mọi việc đều đang rất khả quan, hứa hẹn, nên cần động viên để các doanh nghiệp làm được".

Đồng quan điểm với tỉ phú Jack Ma, ông Eric Jing - CEO Ant Financial Services cho rằng, tính bảo mật là yếu tố quan trong nhất trong việc xây dựng, phát triển hệ thống, dịch vụ, kể cả khi dịch vụ đã phát triển ở mức cao hơn thì bảo mật, an toàn vẫn là nhân tố hàng đầu. Trong bối cảnh mới với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo thì cũng cần ứng dụng ngay vào nền tảng phát triển dịch vụ để người tiêu dùng được hưởng lợi.

Theo ông Eric, môi trường chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý là điều rất cần thiết. Hiện ở Việt Nam có 50% dân số sử dụng điện thoại thông minh, yếu tố này cần được tận dụng để giúp khơi gợi sáng tạo, khởi nghiệp trong doanh nhân.

"Cơ hội đang đến và bình đẳng cho mọi người, cần tận dụng, sử dụng công nghệ để khiến khách hàng thấy thoải mái, tin cậy với dịch vụ", CEO Ant Financial Services nhấn mạnh.

Mỗi năm, thương mại điện tử ở Việt Nam thường đạt tốc độ tăng trưởng từ 25-35%, mức tăng này tương đương với khu vực.

Năm 2016 thương mại điện tử của Việt Nam đạt 5 tỉ USD, và hiện nay pháp lý, hạ tầng dần hoàn thiện. Thời gian tới, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến sẽ chiếm 30% trên thế giới. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá, thương mại điện tử của Việt Nam cũng phát triển với công nghệ thế giới như công nghệ 4.0.

Chia sẻ về thanh toán thương mại đa ngành như logistic, hải quan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay vẫn rất lớn. Do đó cần phải tiếp tục giải quyết các tồn đọng khi vẫn có tới 89% thanh toán bằng tiền mặt, và mới có 18% thanh toán qua trung gian. Nguyên nhân thanh toán di động còn thấp do liên quan đến niềm tin và nhiều yếu tố khác.

"Góp mặt tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu: Thanh toán di động (mobile payment) đã đem lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, với chi phí phải chăng cho hàng trăm triệu người thu nhập thấp. Sự xuất hiện của mobile payment đã giúp cộng đồng thu nhập thấp tham gia và có cơ hội hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn

Tại Việt Nam, hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, các công ty khởi nghiệp tài chính điện tử (Fintech) cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ đến các vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp và tiếp cận với một số lượng lớn người lao độngbình thường vốn ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ tài chính truyền thống.

"Tôi tin tưởng rằng, thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập ở Việt Nam như chúng ta đã làm được với điện thoại di động hơn 10 năm trước", ông nói.

Đây cũng là mục tiêu quan trọng của Chính phủ, mong muốn làm bùng nổ và phổ cập thanh toán di động, góp phần đưa tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào năm 2020.

Phó Thủ tướng cho biết hiện nay, Việt Nam có 140 thuê bao di động/100 dân, gần 60 triệu thuê bao 3G, 4G với 99% số quậnhuyện trên toàn quốc đã được phủ sóng 4G. Số thuê bao di động băng rộng Smartphone dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 80 triệu vào năm 2020. Đây là điều kiện lý tưởng để thúc đẩy thanh toán di động, cũng như các dịch vụ tài chính và thương mại điện tử khác đến tất cả các vùng miền, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và tất cả các nhóm dân cư ở Việt Nam, thay đổi triệt để thói quen dùng tiền mặt như hiện tại.

Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã có nhiều quyết sách, đề án để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán di động nói riêng. Chính phủ cam kết sẽ tạo thuận lợi và thúc đẩy xu hướng thanh toán di động tại Việt Nam.

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang và sẽ phát sinh. Cộng đồng doanh nghiệp hợp tác cũng cần với nhau và với Chính phủ để cùng giải quyết các thách thức.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỉ phú Jack Ma: Thanh toán tiền mặt là cơ hội cho tham nhũng