Trung Quốc rất tự hào sau khi có tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh. Nhưng sau một thời gian vận hành thì các chuyên gia quân sự thế giới rằng đó là sân bay thuộc loại mạt hạng ở châu Á vì không có ưu điểm gì ngoài to xác. Vậy các chuyên gia Trung Quốc cãi lại ra sao?

Tàu sân bay Trung Quốc thua chắc nếu gặp tàu sân bay Ấn Độ

Một Thế Giới | 26/12/2014, 07:46

Trung Quốc rất tự hào sau khi có tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh. Nhưng sau một thời gian vận hành thì các chuyên gia quân sự thế giới rằng đó là sân bay thuộc loại mạt hạng ở châu Á vì không có ưu điểm gì ngoài to xác. Vậy các chuyên gia Trung Quốc cãi lại ra sao?

Sau khi so sánh khả năng của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, và tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ, tạp chí quân sự Kanwa (trụ sở ở Canada) kết luận rằng Hải quân PLA không có lợi thế hay nói thẳng ra là “thua chắc” nếu đối đầu ở vùng biển xa.

Các chuyên gia Trung Quốc cũng phải chữa thẹn rằng tuy tàu Liêu Ninh có khả năng phòng ngự trên không kém nhưng nếu được  tàu khu trục tên lửa dẫn đường 052D hộ tống thì khả năng phòng không sẽ cao hơn khả năng phòng ngự của hải quân Ấn Độ với Vikramaditya làm soái hạm. Tuy nhiên, Kanwa cho biết Ấn Độ đã khắc phục được điểm yếu về phòng không trên các tàu hộ tống sau khi mua tên lửa phòng không tiên tiến từ Israel.

Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng J-15 (nhái Su-30 của Nga) trên tàu sân bay Liêu Ninh tốt hơn máy bay MiG-29 do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, Kanwa cho biết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vẫn còn đang trong quá trình phát triển và gặp một số vấn đề do chưa làm chủ được công nghệ. Ngược lại, MiG-29 đã được sử dụng trong các nhiệm vụ khác nhau và đã chứng minh hiệu quả.

Trung Quốc cũng thừa nhận rằng J-15 sẽ không sẵn sàng chiến đấu trước năm 2020. Hiện J-15 vẫn đang trải qua thử nghiệm vũ khí trên tàu Liêu Ninh, bao gồm cả khả năng phóng tên lửa không-đối-không tầm trung PL-12, phóng tên lửa không-đối-không tầm ngắn PL-8B và tên lửa không đối hạm YJ-83. Rõ ràng, Trung Quốc đang cố tự an ủi mình theo kiểu “sau này, con tao hơn đứt con mày”.

Cả Liêu Ninh và Vikramaditya đều chưa thể hoạt động trơn tru trong việc phóng hạ máy bay phản lực. Do vậy, cả hai đều tạm hài lòng với việc dùng máy bay trực thăng Ka-31 do Nga sản xuất để thực hiện việc tuần tra cảnh báo xung quanh tàu.

Do vậy, về cơ bản tàu sân bay Liêu Ninh không khá hơn so với tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo của Nhật. Trước nhiều chỉ trích về khuyết điểm của tàu Liêu Ninh, các chuyên gia Trung Quốc đành phải dùng bài khác để tuyên truyền cho sức mạnh hải quân Trung Quốc. 
Họ cho biết nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải đang đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên với tên gọi là lớp 001A. Họ khẳng định, tàu lớp 001A sẽ tốt hơn nhiều so với tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ lẫn tàu khu trục trực thăng lớp Izumo của Nhật.
  • >>Các tỷ phú Nga sẽ mang viện binh về cứu Tổ quốc?
  • >>Tổng thống Belarus quay lưng với Nga trong khó khăn?

Anh Tú (theo WCT)

Bài liên quan
BMW, General Motors, Toyota mất thêm thị phần ở Trung Quốc khi quá trình chuyển đổi sang ô tô điện chậm
Các hãng sản xuất ô tô nước ngoài đang mất nhiều thị phần hơn vào tay đối thủ ở Trung Quốc, với BMW, Volkswagen và General Motors báo cáo doanh số tiếp tục giảm trong tháng 8.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thông báo Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
7 giờ trước Sự kiện
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9 tại Thủ đô Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu sân bay Trung Quốc thua chắc nếu gặp tàu sân bay Ấn Độ