Trung Quốc đang sử dụng hai tàu tuần tra bờ biển (hay còn gọi là tàu tuần duyên) khổng lồ, những con tàu có thể uy hiếp nghiêm trọng đến lực lượng bảo vệ bờ biển các nước khác trong khu vực.

Tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc đe dọa an ninh trên biển

Một Thế Giới | 24/01/2016, 06:54

Trung Quốc đang sử dụng hai tàu tuần tra bờ biển (hay còn gọi là tàu tuần duyên) khổng lồ, những con tàu có thể uy hiếp nghiêm trọng đến lực lượng bảo vệ bờ biển các nước khác trong khu vực.

Hiện tại, Trung Quốc đã đưa vào trang bị hai con tàu Hải cảnh lớn nhất thế giới với mã hiệu là Haijing 2901 và Haijing 3901, một ở biển Đông, một ở biển hoa Đông. Hai tàu tuần tra này được cho là có lượng giãn nước tới 10.000 tấn, và có thể còn lớn hơn nếu được trang bị đầy đủ.
Điều đó có nghĩa là cặp tàu tuần tra của Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn tàu tuần dương mang tên lửa thế hệ mới của Hải quân Mỹ Ticonderoga, và lớn gần "gấp đôi" so với tàu tuần tra lớn nhất của Nhật Bản là tàu Shikishima có lượng giãn nước 6.500 tấn.
Trong khi tàu tuần tra của Nhật Bản có thể vẫn đối đầu được với tàu tuần tra của Trung Quốc, hạm đội tàu tuần tra của Đông Nam Á là quá nhỏ bé so với những con tàu khổng lồ này. Những con tàu tuần tra lớn nhất tại Đông Nam Á thuộc về lớp DN2000 của Việt Nam có độ giãn nước 2.500 tấn.
Những con tàu tuần tra mới nhất của Trung Quốc không nhất thiết phải trang bị vũ khí. Những hình ảnh được tiết lộ cho đến nay cho thấy chúng không được trang bị pháo hạm. Nhưng, mối nguy hiểm của chúng đối với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là ở kích cỡ khổng lồ của mình.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tự hào rằng con tàu mới của mình, có thể dễ dàng đâm chìm một tàu 9.000 tấn khác mà không bị hư hại. Điều đó, gây nên một mối đe dọa tiềm năng với các tàu của quân đội Mỹ và Nhật Bản tuần tra trong khu vực.
USS Forth Worth, một tàu thuộc lớp Littoral Combat, đang đóng quân tại Singapore, một trong những con tàu thường xuyên tuần tra trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam chỉ có độ giãn nước 1.200 tấn. Một tàu chiến như tàu Fort Worth hoàn toàn có thể bảo vệ mình bằng cách bắn chìm tàu tuần tra của Trung Quốc trước khi một vụ va chạm xảy ra, nhưng điều đó có nghĩa là hành động tuyên chiến, bắn phát súng đầu tiên.
Đâm húc, từ lâu đã là một chiến thuật trong tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển hoa Đông, một chiến thuật gợi nhớ thời hoàng kim của người La Mã. Một tàu đánh cá lớn đã đâm hỏng nặng một tàu tuần tra của Nhật Bản hồi năm 2011 tại gần quần đảo Senkaku (Trung quốc gọi là Điếu ngư) tranh chấp.
Trong năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên thềm lục địa của Việt Nam, cảnh sát biển Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào tàu tuần tra Việt Nam.
Các tàu tuần tra bờ biển không phải là tàu chiến. Thông thường, chúng được trang bị súng máy, pháo hạm cỡ trung, vòi rồng... Các tàu tuần tra cỡ lớn của Nhật Bản được trang bị pháo 40 mm và súng 22 mm. Nhưng, kể cả khi không được trang bị hỏa lực, các con tàu tuần tra bờ biển có thể dùng bản thân để đâm húc các con tàu xung quanh.
Thiên Hà (Theo Asia Sentinel)
Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hạn hán khô khát khốc liệt ở miền Tây Nam Bộ
26 phút trước Theo dòng thời sự
Kênh rạch khô nứt nẻ; đường sá sạt lở sụt lún khiến giao thông ách tắc; hàng vạn người dân thiếu nước sạch sinh hoạt… là những gì đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện nay.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc đe dọa an ninh trên biển