Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân nhiều nước châu Á.

Tết Nguyên đán của một số nước châu Á có điều gì đặc biệt?

Đan Thùy (tổng hợp) | 21/01/2023, 10:36

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân nhiều nước châu Á.

Trung Quốc

Tết âm lịch là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Đây là kỳ nghỉ lễ dài nhất tại nước này. Bắt đầu từ ngày 8.12 âm lịch, dân Trung Quốc trên khắp thế giới đổ về quê ăn Tết cùng gia đình. Thời gian nghỉ lễ thường kéo dài đến hết ngày 15.1 âm lịch.

gettyimages-463732292-scaled.jpeg

Vào ngày đầu năm mới, những người lớn tuổi ở Trung Quốc tặng phong bì đỏ (hồng bao) cho trẻ em hoặc những người chưa lập gia đình. Truyền thống này được phát triển từ phong tục tặng tiền xu để xua đuổi tà ma. Múa lân hoặc rồng, bắn pháo hoa hoặc đốt pháo vào ngày đầu năm mới là một số cách phổ biến khác để đón Tết âm lịch ở Trung Quốc.

Người dân tại Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc) cũng đón Tết âm với nhiều hoạt động và lễ hội khác nhau.

Hàn Quốc 

Tết âm lịch ở Hàn Quốc được gọi là Seollal, là một ngày lễ quốc gia kéo dài 3 ngày, kỷ niệm ngày đầu tiên của lịch Hàn Quốc. Trong lễ hội truyền thống này, người dân thường đến thăm người thân, mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên và ăn các món ăn truyền thống. Chơi các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng năm mới. 

anh-chup-man-hinh-2023-01-18-luc-11.27.13.png

Giống như Trung Quốc và Việt Nam, ở Hàn Quốc, sau khi thực hiện động tác cúi chào, trẻ em thường được người lớn lì xì. Đặc biệt, trước cửa nhà của người Hàn Quốc thường có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) mang ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

Singapore 

Vào những ngày Tết, tại Singapore, người dân địa phương thường tổ chức lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật là Lễ hội hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác.

anh-chup-man-hinh-2023-01-18-luc-11.28.15.png

Đáng chú ý nhất là Lễ hội đường phố Chingay (theo tiếng hoa là nghệ thuật trang phục và hóa trang) tại Vịnh Marina, bắt đầu từ thứ 7 đầu tiên của năm mới và kết thúc vào rằm tháng Giêng. Hoạt động thu hút đông đảo du khách, người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường.

Malaysia 

Người Hoa chiếm một phần không nhỏ của dân số Malaysia, vì vậy Tết âm lịch cũng là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước này. 

Tết cổ truyền Malaysia được tổ chức trong vòng 15 ngày với trọng tâm chính là 3 ngày đầu tiên trong năm. Trước đó, những người dân Malaysia gốc Hoa sẽ dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ với mong muốn quét sạch đi những xui xẻo của năm cũ để chào đón một năm mới may mắn hơn. Họ ưu tiên trưng bày những món đồ có màu đỏ rực rỡ, chuẩn bị những câu đối Tết để treo trong nhà, phổ biến là chữ "Phúc, Lộc, Thọ".

1fe5831a05eb418c827604d4524a298e.png

Theo phong tục ngày tết của người Malaysia, khi đến thăm nhà của người khác trong dịp Tết, bạn sẽ được tiếp đãi bằng nhiều món ăn ngon, đặc biệt là quýt bởi quýt là một loại quả không thể thiếu  trong dịp tết truyền thống của người dân Malaysia. 

Malaysia cũng thường tổ chức nhiều hoạt động truyền thống như múa lân, múa sư tử... Đặc biệt nhất là màn bắn pháo hoa hoành tráng tại tháp đôi Petronas.

Triều Tiên 

Tết Nguyên đán ở Triều Tiên còn được gọi là Seol. Vào ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè, hoặc đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó.

anh-chup-man-hinh-2023-01-18-luc-11.30.41.png

Người dân Triều Tiên thường ăn loại bánh có tên songpyeon (bánh gạo nặn hình trăng lưỡi liềm) vào dịp năm mới mang ý nghĩa “trăng khuyết rồi lại tròn” như cuộc đời thăng trầm của họ.

Mông Cổ

Với người dân Mông Cổ, Tết âm lịch (hay còn gọi là Ngày Tsagaan Sar) là một trong hai dịp lễ lớn nhất. Vào khoảnh khắc giao thừa, nam giới Mông Cổ thường có nhiệm vụ lên một ngọn đồi/núi gần nhà để cầu nguyện sau đó mỗi người chọn một hướng đi hợp theo tử vi để xuất hành.

mong-co-5872-1643607945.jpeg

Trong 3 ngày đầu năm âm lịch, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục truyền thống. Một số món ăn truyền thống của người dân nơi đây đó là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn dùng chung với sữa đông hoặc nho khô...

Bhutan

Tại quốc gia được bình chọn là hạnh phúc nhất thế giới, dịp Tết Nguyên đán được gọi là Losar, đánh dấu một trong những dịp lễ quan trọng nhất. Losar diễn ra trong 15 ngày, đáng chú ý nhất là 3 ngày đầu.

bhutan-losar-new-year-in-bhutan.jpeg

Người Bhutan cũng có phong tục sửa soạn mâm cơm và trái cây để dâng lên bàn thờ, cúng tổ tiên, tạ ơn thần linh ban tặng cho họ cuộc sống ấm no, bình yên trong năm cũ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tết Nguyên đán của một số nước châu Á có điều gì đặc biệt?