​Phó Thủ tướng Thái Lan Jurin Laksanawisit cho biết, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác thương mại vẫn lạc quan về triển vọng đạt được đột phá đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Thái Lan: ASEAN vẫn lạc quan về triển vọng hoàn tất đàm phán RCEP

Anh Thư | 01/11/2019, 15:33

​Phó Thủ tướng Thái Lan Jurin Laksanawisit cho biết, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác thương mại vẫn lạc quan về triển vọng đạt được đột phá đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Phát biểu trên của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit được đưa ra sau Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hôm 31.10, TTXVNngày 1.11 cho biết.

Cụ thể, Phó Thủ tướngThái Lannóicác thành viên tham gia đàm phán RCEP hy vọng hoàn tất công tác đàm phán và thỏa thuận trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các sự kiện cấp cao liên quan, diễn ra từ 2-4.11 tại Thái Lan.

Trong khi đó,các nhà đàm phán từng bày tỏ lo ngại về việc Ấn Độ chưa sẵn sàng chấp nhậnthỏa thuận RCEP. TTXVN dẫn lời từtruyền thông Thái Lan cho hay, Ấn Độ vẫn là bên phản đối RCEP mạnh mẽ nhất do có sự phản đối mạnh mẽ từtrong nước cùng với sự lo ngại đất nướcsẽ ngập tràn hàng Trung Quốc giá rẻ.

Khi làm chủ tọaHội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 7 ởBangkok hôm 8.9, ôngJurin Laksanawisit cũng nóirằngbộ trưởng của 16 nước tham gia đàm phán RCEP đều đồng ý nên sớm hoàn tất đàm phán vàviệc ký kếtdự kiến diễn ra năm 2020. Theo ông Jurin, ASEAN và các đối tác đối thoại đã nhất trí linh hoạt trong nhiều lĩnh vực như tiếp cận thị trường, dịch vụ và đầu tưđể các cuộc đàm phán có thể được kết thúc...

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51 (AEM 51) hôm 6.9, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cũng đã lên tiếng hối thúc 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 nước đối tác làm việc cùng nhau để xây dựng kết nối trong và ngoài bằng cách hoàn tất đàm phán RCEP trong năm nay. Theo ông Prayut, việc đẩy nhanh kết thúc đàm phán sẽ phản ánh sự tin cậy giữa khu vực và các đối tác đối thoại trong việc đồng bộ hóa các hệ thống thương mại và đầu tư, cũng như các luật lệ và quy định quản lý thương mại đa phương.

Có thể thấy, Thái Lan liên tục bày tỏ mong muốn các cuộc đàm phán RCEP, vốn kéo dài gần 7 năm qua với rất nhiều phiên họp, sẽ kết thúc trong năm nay, khi nước này là Chủ tịch luân phiên ASEAN, mà điều kiện lý tưởng nhất là ngay trong dịp diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các sự kiện cấp cao liên quan.

Vẫn theo lời Phó Thủ tướngThái Lan tại sự kiện hôm 31.10 thì do hiện có một số vấn đề vẫn chưa được nhất trí cho nên các nhà thương thuyết gặp nhau trong 2 ngày 1.11 và 2.11 để giải quyết, trước khi trình kết quả đàm phán để các nhà lãnh đạo công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35.

Các cuộc đàm phán về RCEP bắt đầu từ tháng 11.2012 với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế giữa ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và New Zealand.

Hiện các nhà đàm phán từ 16 quốc gia này đã kết thúc đàm phán 7/20 chương bao gồm hải quan và thuận lợi hóa thương mại, mua sắm nhà nước, hợp tác kinh tế và kỹ thuậtvà các SME. Còn lại 13 chương liên quan đến nhiều vấn đề từ thương mại điện tử tới cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, viễn thông và mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

Nếu được ký kết, RCEP sẽ bao gồm 16 quốc gia trong một khối thương mại chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu và làmột hiệp định thương mại tự do quy mô lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Các nước tham gia RCEP có tổng dân số 3,56 tỉ người và giá trị thương mại hơn 1.030 tỉ USD (tương đương 29% giá trị thương mại toàn cầu).

T.Anh
Bài liên quan
U.23 châu Á: Indonesia vào tứ kết, Thái Lan trong thế kẹt không dám thắng Tajikistan
Indonesisa đã trở thành đội thứ 6 giành quyền lọt vào tứ kết giải U.23 châu Á sau khi thắng Jordan 4-1 ở lượt quyết định.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao
16 giờ trước Tài chính và đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là đối với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan: ASEAN vẫn lạc quan về triển vọng hoàn tất đàm phán RCEP