PGS.TS. Phạm Quý Thọ cho rằng, GDP tăng tới 1/4 sau đánh giá lại có thể do cơ quan thống kê đã bỏ qua, chưa "tính đúng, tính đủ" thành tố tăng trưởng hoặc áp dụng phương pháp xác định không phù hợp; hoặc có sự tác động ‘nào đó’ bởi yếu tố chủ quan xuất phát từ bệnh thành tích vốn là nhược điểm của thể chế.
GDP tăng thêm, dư địa chi tiêu, vay nợ sẽ nới rộng?
Tại tọa đàm Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tếngày 31.10, PGS.TSNgô Trí Long cho biết, GDP tăng 25,4% sau đánh giá lại dẫn đến nhiều lo ngại khi nguồn thu không đổi, dư địa chi tiêu, vay nợ sẽ nới rộng. Chỉ tiêu GDP là căn cứ, cơ sở để tính một số chỉ tiêu quan trọng như nợ công, nợ nước ngoài, đầu tư công, thâm hụt ngân sách trên GDP…
“Như vậy, các chỉ tiêu kinh tế dựa trên GDP sẽ có sự thay đổi, mẫu số tăng lên, các chỉ tiêu điều hành dựa trên GDP sẽ giảm xuống tương ứng. Nợ công hiện ở ngưỡng 58,4% GDP sẽ về dưới 50% khi quy mô nền kinh tế được đánh giá lại. Tương tự, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP sẽ giảm dưới 40%, đầu tư công trên GDP cũng giảm xuống 23-24% so với mức 30% hiện tại.
Những con số này về mặt hình thức sẽ tốt hơn để có thể nới rộng hơn dư địa chi tiêu, đầu tư và vay nợ. Vấn đề này có 2 mặt, nếu việc chi tiêu, đầu tư có hiệu quả thì nền kinh tế sẽđược hưởng lợi. Nhưng nếu tăng chi tiêu, tăng vay nợ nhưng không hiệu quả thì sẽ là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế”, ông Long nêu.
Ông cũng cho rằng sẽ rủi ro nếu Quốc hội giữ nguyên các chỉ tiêu phát triển kinh tế cũ trên nền tảng của GDP mới. Như trước đây, Quốc hội duyệt cho Chính phủ được thâm hụt ngân sách bằng 3,6% GDP; nếu quy mô GDP tăng lên mà Quốc hội không thay đổi chỉ tiêu 3,6% thì dư địa cho việc chi tiêu hơn sẽ được nới rộng.
“Nền tảng của việc đầu tư, chi tiêu, trả nợ phải căn cứ vào tổng các nguồn thu từ nền kinh tế. Nhưng việc đánh giá lại quy mô GDP không có nghĩa nguồn thu sẽ tăng lên”, ông Long nhấn mạnh.
TS.Bùi Trinh - Viện nghiên cứu Phát triển Việt Nam thì đưa ý kiến rằngTổng cục Thống kê(TCTK) cần giải thích khi nào phát hiện ra GDP bị tính thiếu mà điều chỉnh từ năm 2010 chứ không phải là 2009 hoặc 2011? Năm 2013, TCTK đã làm tăng GDP hơn 10% vào ngành ngân hàng và nhà ở tự có (đã gây nhiều nghi hoặc), tại sao nay lại điều chỉnh từ năm 2010? Hay TCTK mới phát hiện ra điều tra doanh nghiệp cũng do TCTK tiến hành tính thiếu từ năm 2010?
Theo ông,khi nâng GDP lên tỷ lệ thuế sản phẩm so với GDP của Việt Nam giảm đi có thể dẫn đến tỷ lệ thuế sản phẩm trong GDP của Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Điều này có thể dẫn đến thuế và phí đánh vào người tiêu dùng sẽ tăng lên để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Một điều nữa, ôngTrinh cho hay là một số người cũng đặt câu hỏi, liệu các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước mua niên giám thống kê từ năm 2010 có được TCTK hoàn trả lại tiền không khituyên bố số liệu trong đó không còn sử dụng trong nghiên cứu được nữa. Các đề tài khoa học các cấp trong mấy năm qua có thể sẽ không sử dụng được? Chiến lược 2012-2035 và kế hoạch 2021-2025 được các ngành các cấp hoạch định dựa trên cơ sở dữ liệu cũ liệu có còn đúng?
Tăng trưởng cao, vì sao vẫn tụt hậu?
Theo TS.Bùi Trinh, trong khu vực kinh tế chưa được quan sát có 5 thành tố (1) hoạt động sản xuất ngầm, (2) hoạt động sản xuất bất hợp pháp, (3) khu vực sản xuất không định hình, (4) hoạtđộng của hộ gia đình mang tính chất tự sản xuất tự tiêu dùng và (5) các hoạt động chưa được quan sát khác.
“Mục (5) cơ bản là do tính sót, như vậy có thể hỏi TCTK vì sao đã thống kê sót một khoản lớn như vậy?”, ông Trinh thắc mắc.
TS.Ngô Trí Long cho hay, theo giải thích của TCTK về lý do GDP sau đánh giá lại tăng cao thì có việc bổ sung 76.000 doanh nghiệp, những đơn vị trước đây chưa được tính toán vào quy mô nền kinh tế.
“Nhưng trên thực tế việc bổ sung quy mô của những doanh nghiệp này không có nghĩa lúc trước họ vô hìnhmà họ vẫnhiện hữu, vẫn hoạt động hợp pháp, vẫn đăng ký kinh doanh và đóng thuế đầy đủ nhưng do cơ quan thống kê bỏ sót. Việc đánh giá lại GDP lần này rất caonhưng có điều là làm cho mọi người vẫn phân tâm, chưa thật tin vào số liệu đã đánh giá”, ông Long nói
Dẫn con số cụ thể, ông Long cho biết mới năm 2013 đánh giá lại GDP chỉ tăng 9%, là mức khá cao so với các nước, lần đánh giá này (25,4%) lại cao hơn gần gấp 3 lần so với lần trước.
“Một câu hỏi đang đặt ra là tại sao số liệu hằng năm do TCTK công bố thườngGDP năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vào loại cao của khu vực và thế giới, trong khi thực trạng hiện hữu nền kinh tế vẫn tụt hậu?”, ông Long nói.
PGS.TS.Phạm Quý Thọ - Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ KH-ĐT) nhận định việc đánh giá lại GDP khiến quy mô nền kinh tế tăng thêm 1/4 chỉ có thể từ 2khả năng.
Một là, cơ quan thống kê trước đó đã bỏ qua, chưa "tính đúng, tính đủ" thành tố tăng trưởng hoặc áp dụng phương pháp xác định không phù hợp. Hai là, có sự tác động "nào đó"bởi yếu tố chủ quan xuất phát từ bệnh thành tích vốn là nhược điểm của thể chế.
“Việc áp dụng phương pháp xác định GDP sao cho phù hợp thì cần phải tính đến sự tác động bởi các yếu tố của nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường với đặc thù Việt Nam. Ngoài ra, sự độc lập của cơ quan thống kê cũng có thể giảm đi sự nghi ngờ từ những can thiệp không mong muốn. Về lâu dài, thước đo GDP cần luôn được hoàn thiện để hướng đến phản ánh chất lượng của tăng trưởng kinh tế”, ông Thọ nói.
Ông cũngcho rằng nhiều ý kiến phân tích đã chỉ ratăng trưởng kinh tế hiện nay không bền vững vì lệ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài. Việc theo đuổi GDP thái quá đang khiến cho nền kinh tế phải trả giá về môi trường thiên nhiên bị tàn phá, làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo và các vấn đề xã hội khác. “Bệnh thành tích” cũng đã lan rộng xuống các địa phương khi mức GDP cấp tỉnhthành luôn cao hơn đáng kể so với GDP của cả nước.
Theo ông Thọ, có chuyên gia thống kê nhận định“còn lao vào tăng trưởng GDP đất nước sẽ ngày càng nợ nần”và đề xuất tính GNI (tổng thu nhập quốc dân) để biết chính xác hơn công dân một nước làm ra bao nhiêu, để loại trừ công dân nước ngoài đang làm ăn tại đất nước của mình.
Lam Thanh